Bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề gây nhiều ra sự chú ý và vướng mắc cho những cá nhân liên quan khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Nhiều chủ đất thường lo lắng về việc sẽ được bồi thường không thỏa đáng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những hiểu biết cần thiết về quy định của pháp luật đối với vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề gây nhiều sự chú ý
Xem thêm: Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng
Nội dung chính
Các trường hợp tiến hành giải phóng mặt bằng
Để tiến hành giải phóng mặt bằng, Nhà nước cần tiến hành thu hồi đất. Có 02 trường hợp Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng gồm:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013)
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013)
Để có thể tiến hành thu hồi đất trong 02 trường hợp trên cần dựa trên các căn cứ sau đây:
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp pháp luật có quy định (tại Điều 61 và 61 Luật Đất đai 2013);
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án
Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ có 02 khoản đền bù bao gồm bồi thường về đất và bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
- Bồi thường về đất dựa trên nguyên tắc (Điều 74 Luật Đất đai 2013):
- Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường (được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013)
- Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
- Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại: các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:
- Chi phí san lấp mặt bằng;
- Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
- Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
- Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:
- Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;
- Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Đọc thêm: Quy định giá đất nông nghiệp
Nhà nước sẽ bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại
>>>Xem thêm: Làm gì khi không được đền bù giải phóng mặt bằng
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là:
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thi ngoài được bồi thường theo quy định thì còn được xem xét hỗ trợ;
- Việc hỗ trợ đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
Các khoản hỗ trợ bao gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
- Hỗ trợ tái định cư;
- Hỗ trợ khác.
Tái định cư
Tái định cư là một trong những hình thức hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Theo Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, việc hỗ trợ tái định cư được thực hiện như sau:
- Nếu nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
- Nếu tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Hướng giải quyết khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng
Khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng, người sử dụng đất có thể xử lý theo một trong hai hướng sau:
- Khiếu nại: theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.
- Khởi kiện: người sử dụng đất có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
Tham khảo thêm: QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÍ MỚI NHẤT NĂM 2021
Có thể khiếu nại hoặc khởi kiện nếu được đền bù không thỏa đáng
>>> Xem thêm: THỦ TỤC KIỆN HƯỞNG TIỀN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG
Vai trò của Luật sư tư vấn trong vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng
- Tư vấn các quy định của pháp luật đền bù đất đai;
- Tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính, khiếu nại, khiếu kiện hành vi vi phạm hành chính;
- Soạn thảo đơn từ, nộp đơn khởi kiện;
- Thu thập chứng cứ, chứng minh thiệt hại trong các tranh chấp hành chấp;
- Các công việc khác theo yêu cầu khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn các quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn hay các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực nhà đất, hãy gọi ngay cho HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư nhà đất hỗ trợ tư vấn đất đai. Xin cảm ơn!
Scores: 5 (35 votes)
Tham khảo thêm: Quy định đổi bằng lái xe máy