Để hưởng các chế độ về thai sản, người lao động cần có đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định khi làm thủ tục. Vậy khi khám thai, lao động nữ cần xin giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở đâu?
Xem thêm: Xin giấy nghỉ khám thai hưởng bhxh
Chào bạn, khám thai là một trong những chế độ thai sản của lao động nữ, và khi nghỉ khám thai để được hưởng chế độ BHXH bạn cũng cần có các giấy tờ theo quy định. Thông tin đến bạn như sau:
Nghỉ khám thai hưởng BHXH cần giấy tờ gì?
Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về chế độ thai sản quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai
“1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Về quy trình giải quyết chế độ khám hai được quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, cụ thể:
Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chế lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Đọc thêm: Thẻ bảo hiểm có giá trị 5 năm
– Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập
– Các loại giấy tờ tùy trường hợp:
+ Điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; nếu chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
+ Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trong quá trình mang thai, khám thai định kỳ đóng vai trò quan trọng. Khám thai thường thuộc trường hợp điều trị ngoại trú. Vì vậy, lao động nữ khi mang thai để hưởng chế độ cần có các giấy tờ gồm:
1. Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập
2. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Xin giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH ở đâu?
Đọc thêm: Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, cách nộp hồ sơ chốt sổ BHXH
Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau phải đáp ứng các yêu cầu:
– Do cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh đó.
– Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, bạn muốn xin giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH thì phải xin giấy chứng nhận tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Sau khi thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cùng thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động. Và mỗi lần đi khám thai bạn chỉ được nhận một giấy nghỉ việc hưởng BHXH.
Mẫu giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH hiện nay là mẫu nào?
Lao động nữ khi đi khám thai, để hưởng chế độ BHXH cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Mẫu giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH hiện nay.
Giấy chứng nhận này phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau). >> Xem thêm Cách ghi giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH. Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề xin giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH. Nếu còn thắc mắc khác về chủ đề này, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu