Thuế thu nhập cá nhận là loại thuế trực thu đánh vào những người có thu nhập cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập, có nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam (Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP).
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ nước ngoài
Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Số thuế TNCN phải nộp của cá nhân cư trú được tính như sau:
Nội dung chính
1.1. Trường hợp ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
**Công thức tính thuế
Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
>> Xem thêm: Mức đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Trong đó:
(1) Thu nhập tính thuế được xác định như sau: Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
Trong đó:
– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN
+ Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
+ Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem chi tiết tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
– Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh:
++ Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
++ Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.
>> Xem thêm: Tại sao phải đóng thuế ? Tại sao có nhiều loại thuế khác nhau ?
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
– Cách tính thuế TNCN
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Đọc thêm: Tiền thuê nhà có phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân ?
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Theo như bạn nêu thì bạn sẽ có thu nhập khoảng 150 triệu VNĐ, như vậy bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
1.2 Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng
Thuế thu nhập các nhân trong trường hợp này như sau
Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%
Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng (Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
>> Xem thêm: Tặng cho đất đai có phải đóng thuế không ? Thủ tục tặng cho đất
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:
– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
– Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Chính vì thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên người có nghĩa vụ nộp thuế này không thể chuyển các khoản thuế của mình cho người khác.
Vì vậy đôi khi khi phải thực hiện tính thuế và quyết toán thuế một tâm lý chung của người chịu thuế thu nhập cá nhân là thường nặng nề, cảm thấy không vui vẻ so với việc nộp theo các loại thuế gián thu.
– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội, việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách nhà nước, để đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích công cộng…
– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần và sẽ có biểu phí tính thuế riêng với từng mức chi trả thu nhập cụ thể của người nộp thuế với các đối tượng khác nhau.
>> Xem thêm: Thu nhập từ nước ngoài thì đóng thuế như thế nào ?
– Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn.
Bởi bản chất của loại thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp nên trong quá trình quản lý thì Cơ quan thuế phải nắm được các nguồn thu nhập chính của người chịu thuế, tình trạng cư trú… để tránh các trường hợp trốn thuế, nợ thuế…
3. Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Từ trước đến nay, việc đóng thuế luôn được xem là một nghĩa vụ, mà tất cả các công dân đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm. Việc người chịu thuế tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu cho nhà nước, thông qua việc đóng thuế sẽ đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội.
Bởi những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân là những cá nhân có mức thu nhập thực tế cao hơn mức nhà nước yêu cầu khởi điểm thu nhập chịu thuế. Các cá nhân này có thu nhập cao khi trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh thì họ vẫn nuôi sống được bản thân và gia đình.
Như vậy rõ ràng việc đóng thuế vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời nó cũng góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các đối tượng, tăng thêm phần cân bằng xã hội giữa tầng lớp giàu- nghèo.
Qua việc đóng thuế thu nhập còn làm tăng trưởng nền kinh tế nước nhà, giúp thu hút người lao động, đảm bảo cuộc sống của các đối tượng khó khăn trong cuộc sống sẽ được nhà nước quan tâm, hỗ trợ có những chính sách ưu đãi hơn nữa.
4. Đăng kí thuế thu nhập cá nhân
Đăng ký mã số thuế TNCN
– Hồ sơ gồm:
>> Xem thêm: Lợi nhuận thu được từ đầu tư vốn thì có phải tính đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hay không ?
Tham khảo thêm: Tài sản nhận từ thừa kế có phải nộp thuế?
Hồ Sơ đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân
+ Họ và tên người lao động
+ Số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước:
+ Ngày tháng năm sinh, ngày cấp, nơi cấp
+ Địa chỉ cư trú là địa chỉ hiện tại nhân viên đang cư trú: Ví dụ địa chỉ công ty ở đâu thì nhân viên nên lập địa chỉ cư trú tại nơi đó.
+ Địa chỉ đăng ký theo hộ khẩu: Lấy thông tin địa chỉ theo hộ khẩu (theo chứng minh thư nhân dân)
+ 01 tờ khai đăng ký mã số thuế theo mẫu 05-ĐK-TNCN
2. Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, )
– Đối tượng đăng ký: Cá nhân đã được cấp mã số thuế (cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế khi đăng ký giảm trừ gia cảnh)
– Hồ sơ đăng ký:
>> Xem thêm: Kinh doanh nhỏ, lẻ thì đóng thuế như thế nào?
02 bản đăng ký giảm trừ gia cảnh theo mẫu 16/ĐK-TNCN
Các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc tùy thuộc vào từng đối tượng: Bản sao giấy khai sinh, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao thẻ sinh viên và giấy xác nhận của trường đang theo học cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề…
Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
– Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm các văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc, cụ thể:
+ Bản sao Thẻ CCCD hoặc bản sao Giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi;
+ Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
– Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế (mẫu số 20-ĐK-TH-TCT) gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
>> Tư vấn pháp luật về thuế
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Thu nhập từ nước ngoài thì đóng thuế như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.6162 để được giải đáp.
>> Xem thêm: Được tặng cho cổ phần có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không ?
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê
Tìm hiểu thêm: Hạn cuối tự quyết toán thuế TNCN tại TP.HCM là ngày 04/5/2022