logo-dich-vu-luattq

Thuế từ chuyển nhượng cổ phần của tổ chức là bao nhiêu ?

Trả lời:

Xem thêm: Thuế chuyển nhượng cổ phần

1. Cơ sở pháp lý tính thuế chuyển nhượng cổ phần:

Thông tư 78/2014/ TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ;

Thông tư số 111/2013/ TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân.

2. Tìm hiểu về thuật ngữ cổ phần

Thuật ngữ cổ phần được ghi nhận đầu tiên trong Luật công ty ban hành năm 1990 và tiếp tục được sử dụng trong Luật doanh nghiệp ban hành năm 1999, Luật doanh nghiệp ban hành năm 2005, luật doanh nghiệp ban hành năm 2014 và luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay đang áp dụng.

Công ty huy động vốn kinh doanh bằng cách phát hành chứng khoán. Một người có thể mua một hoặc nhiều cổ phần để trở thành thành viên (cổ đông) của công ty và có những quyền hạn, nghĩa vụ đối với công ty theo số lượng cổ phần và loại cổ phần mà họ sở hữu.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp , công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang bằng nhau. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

3. Những đặc điểm cổ phần trong công ty cổ phần

Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần. Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty. vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ phần có những đặc điểm sau:

– Cổ phần là một đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, nó là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên của công ty, bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty, nó có hiệu lực tuyệt đối, người nắm giữ cổ phần có đầy đủ quyền năng và duy nhất, trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu chúng các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

– Cổ phần được xác định mệnh giá do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần, giá chào bán cổ phần do hội đồng quản trị của công ty quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp pháp luật có quy định

– Tính không thể phân chia bởi cổ phần là phần vốn nhỏ nhất và bằng nhau trrong vốn điều lệ.

– Tính dễ dàng chuyển nhượng. Đây cũng là điểm đặc trưng của công ty cổ phần, bởi công ty cổ phần là loại hình công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, nghĩa là tất cả những thuộc tính của công ty đối vốn đều được thể hiện đầy đủ nhất trong công ty cổ phần. về phương diện kinh tế, tính dễ dàng chuyển nhượng cổ phần tạo ra sự năng động về vốn song vẫn giữ được tính ổn định về tài sản của công ty. về phương diện pháp lý thì khi một nguời đã góp vốn vào công ty thì họ không có quyền rút vốn ra khỏi công ty, trừ trường hợp công ty giải thế. Bởi lẽ công ty cổ phần là một pháp nhân có tài sản riêng độc lập với tài sản của các thành viên đã tạo lập ra nó.

“Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp von cho công ty theo quy định… ”.

Vì vậy, một thành viên công ty nếu không muốn ở công ty thì chỉ có cách là chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác mà thôi. Trong công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng thuận tiện đã tạo ra cho công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở và cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.

Cổ phần của công ty cổ phần có thể được chia thành hai loại: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Luật Doanh nghiệp quy định công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông, người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Loại cổ phần này thể hiện tuyệt đối quyền làm chủ công ty. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi, người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức, là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại, là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin miễn thuế thu nhập cá nhân

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi, nhung cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Tại sao lại như vậy? Có thể suy luận vấn đề này như sau: cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, còn cổ phần ưu đãi có thể có hoặc không do Điều lệ công ty quy định. Vậy giả sử cho phép cổ phần phổ thông được chuyển thành cổ phần ưu đãi, và cũng giả sử nếu tất cả các cổ đông phổ thông đều chuyển thành cổ đông ưu đãi thì lúc đó công ty sẽ không còn cổ đông phổ thông, điều đó là vi phạm pháp luật.

4. Quy định về thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Theo điều 15 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC có quy định về thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán cụ thể như sau :

Điều 15. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

1. Phạm vi áp dụng:

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.

2. Căn cứ tính thuế:

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.

– Giá bán chứng khoán được xác định như sau:

+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.

+ Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

– Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:

+ Đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán.

+ Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.

+ Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.

Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đọc thêm: Thuế khi xử lý tài sản bảo đảm

Như vậy, trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông là công ty sang cho cổ đông là công ty khác thì sẽ tính thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần này sẽ này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của một doanh nghiệp kinh doanh thông thường hiện nay là 20%. Nhưng việc nộp thuế hay không phải nộp còn phụ thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp từ cả các hoạt động kinh doanh khác và có số lỗ được kết chuyển nữa hay không.

5. Thuế suất đối với chuyển nhượng cổ phần

Ngoài ra, Thuế suất nếu chuyển nhượng cổ phần của cá nhân cho cá nhân hoặc công ty khác được áp dụng Theo điểm b khoản 2 điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về thuế suất đối với chuyển nhượng cổ phần của cá nhân như sau :

b) Thuế suất và cách tính thuế

b.1) Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 20%

b.1.1) Nguyên tắc áp dụng

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.

Riêng giá mua của chứng khoán được xác định bằng tổng giá mua bình quân của từng loại chứng khoán bán ra trong kỳ như sau:

Giá mua bình quân của từng loại chứng khoán bán ra = Giá vốn đầu kỳ + Giá vốn phát sinh trong kỳ x Số lượng chứng khoán bán ra

Số lượng chứng khoán tồn đầu kỳ + Số lượng chứng khoán phát sinh trong kỳ

b.1.2) Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%

Khi quyết toán thuế, cá nhân áp dụng thuế suất 20% được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế.

b.2) Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 0,1%

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần kể cả trường hợp áp dụng thuế suất 20%.

Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp .

Rất mong nhận được sự hợp tác !

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Người bán nhà không chịu đóng thuế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !