Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại:1900.6162
Trả lời:
Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”
Tham khảo thêm: Nam nữ bao nhiêu tuổi được kết hôn
Theo quy định của pháp luật, thỏa thuận ly hôn không phải là căn cứ xác định quan hệ vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Việc chồng bạn yêu cầu bạn làm thỏa thuận ly hôn ra phường chứng, đó chính là bước đầu tiên trong thủ tục thuận tình ly hôn. Thỏa thuận này chính là đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Pháp luật khuyến khích hòa giải cấp cơ sở, do đó người yêu cầu vẫn có quyền nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn ra UBND cấp xã, phường. Thủ tục này là không bắt buộc, người yêu cầu có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cùng với đơn xin ly hôn.
Việc chồng bạn yêu cầu bạn như vậy có thể chồng bạn chưa hoàn toàn muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp luật với bạn. Và chồng bạn cho rằng sau khi có sự xác nhận này của UBND cấp xã thì việc chồng bạn nếu sau này có hành vi chung sống như vợ chồng với người kia thì bạn không có quyền tố cáo chồng bạn về hành vi xâm phạm chế độ một vợ một chồng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc hòa giải ở cấp cơ sở là không bắt buộc, cho tới khi chưa có bản án của Tòa án tuyên vợ chồng bạn ly hôn, hoặc văn bản công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng bạn thì thời gian này xem như vợ chồng bạn vẫn đang trong quan hệ hôn nhân, mọi hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chấp hành hình phạt tù dựa vào mức độ vi phạm.
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
>> Xem thêm: Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022 ?
Tham khảo thêm một số văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề trên:
Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Tham khảo thêm: Chia tài sản sau ly hôn