logo-dich-vu-luattq

Quy định xây nhà trên đất nông nghiệp

Để bạn đọc hiểu rõ quy định pháp luật về việc xây nhà trên đất nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, PLO giải đáp 4 thắc mắc xung quanh vấn đề này.

1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Xem thêm: Quy định xây nhà trên đất nông nghiệp

Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích.

Cụ thể, đất ở có mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở, đất trồng cây hàng năm có mục đích để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản có mục đích để nuôi trồng thủy sản…

Vì vậy, nếu muốn xây nhà ở, người dân phải xây dựng trên đất ở, không được xây trên đất nông nghiệp vì như vậy là trái mục đích sử dụng đất.

Giải đáp loạt thắc mắc về xây nhà trên đất nông nghiệp ảnh 1 Nếu muốn xây nhà ở, người dân phải xây dựng trên đất ở, không được xây trên đất nông nghiệp vì như vậy là trái mục đích sử dụng đất. Ảnh minh họa: HỮU ĐĂNG

2. Chỉ có đất nông nghiệp nhưng muốn xây nhà ở thì phải làm sao?

Như đã đề cập ở trên, người dân không được phép xây nhà ở trên đất nông nghiệp. Trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà ở trên diện tích đất này thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Tìm hiểu thêm: Quy định về hành lang an toàn giao thông

Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trong trường hợp này, muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Để thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất để được giải quyết (Trường hợp địa phương có tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa).

Hồ sơ xin phép bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất (tải về mẫu TẠI ĐÂY).

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thời gian giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

Đọc thêm: Quy định về sinh con thứ 3

Sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thì hộ gia đình, cá nhân có thể bắt đầu tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất này.

3. Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa xin phép chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm quy định của pháp luật.

Khi đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019.

Tùy vào loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm…), diện tích vi phạm, khu vực có đất (thành thị hay nông thôn) và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (là tổ chức hay cá nhân) mà mức phạt có thể dao động từ hai triệu đồng đến một tỷ đồng.

4. Khi xây nhà trên đất nông nghiệp mà bị thu hồi thì có được bồi thường không?

Sử dụng đất không đúng mục đích (xây nhà trên đất nông nghiệp) và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi đất theo điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.

Khi đó, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi sẽ không được bồi thường về đất. Đối với tài sản là nhà gắn liền trên đất, do nhà được xây trái phép nên theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai, người sử dụng đất cũng sẽ không được bồi thường.

Đọc thêm: Quy định đổi bằng lái xe máy

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !