logo-dich-vu-luattq

Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hiện hành

✔ Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con được Luật Hôn nhân gia đình 2014 ghi nhận cụ thể

Xem thêm: Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con

+ Theo Điều 82 Luật HNGĐ 2014 “1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

+ Điều 107 Luật HNGĐ 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.

✔ Quý vị lưu ý việc cấp dưỡng nuôi con không chỉ có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần, là tình cảm của người vì lý do nào đó không trực tiếp nuôi con được nhưng vẫn yêu thương, chăm sóc con mình, nên có ý nghĩa nhân văn tích cực cần khuyến khích thực hiện. Do đó khi đưa ra yêu cầu người viết đơn khởi kiện cần lưu ý rõ vấn đề này. Bởi hiểu được bản chất của việc trợ cấp nuôi con sẽ giúp cho các căn cứ, luận điểm trình bày trước Tòa án của bạn thuyết phục hơn.

Tham khảo thêm: Quy định cho vay nặng lãi

>>>>> Bài viết: Tại sao cần phải đăng ký bản quyền thương hiệu?

Liên hệ dịch vụ ly hôn trọn gói 0967 370 488

Giải quyết tranh chấp tiền cấp dưỡng nuôi con xảy ra trên thực tế

Dựa trên các quy định pháp luật Luật sư phân tích thì yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trợ cấp nuôi con thường phát sinh trong các trường hợp sau

✔ Thứ nhất đó là vợ chồng ly hôn nhưng sau đó người không trực tiếp nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phán quyết Tòa án đưa ra.

✔ Thứ hai đó là việc yêu cầu Tòa án xác định người là cha, mẹ của con đồng thời yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trợ cấp nuôi con.

✔ Thứ ba đó là việc vợ chồng ly hôn nhưng khi giải quyết thủ tục tại Tòa án lại không yêu cầu Tòa án phân xử để hai vợ chồng tự thỏa thuận. Sau khi ly hôn lại không thỏa thuận được nên phải khởi kiện yêu cầu Tòa án phân xử lại việc trợ cấp nuôi con.

✔ Thứ tư là trường hợp con đã thành niên nhưng bị tàn tật, … nên người không trực tiếp nuôi con phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Quy định trả lương cho người thôi việc

✔ Thứ năm là người trực tiếp nuôi con muốn thay đổi việc trợ cấp nuôi con từ chi trả hàng tháng thành chi trả một lần.

Nguyên tắc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của Tòa án

✔ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 với nhiều quy định đề cao quyền tự định đoạt, thỏa thuận giữa các đương sự trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại…Theo đó, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu đó. Quy định trên, bên cạnh mặt tích cực đã phát huy tốt quyền con người, quyền dân chủ của công dân khi giải quyết các tranh chấp tại Tòa án, tuy nhiên trong giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con chưa thành niên nên cần được xem xét khắc phục.

✔ Cấp dưỡng là để nuôi con, chứ không phải cho người trực tiếp nuôi con, nên việc tự định đoạt không yêu cầu Tòa án giải quyết của người trực tiếp nuôi con là chưa phù hợp, trong một số trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của người con.

✔ Nếu bên trực tiếp nuôi con có điều kiện kinh tế khá giả, có thể lo cho con đầy đủ về vật chất thì việc họ không yêu cầu Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con cũng cần phải được xem xét, bởi vì nhu cầu của con người là không có giới hạn và tiền cấp dưỡng nếu không cần sử dụng ngay thì có thể để dành cho người con sử dụng khi cần thiết. Mặt khác, như đã trình bài ở phần trên, việc cấp dưỡng không chỉ có giá trị vật chất mà còn là tình cảm của người không trực tiếp nuôi dưỡng dành cho con của mình để duy trì, nuôi dưỡng tình cảm giữa họ tốt hơn, đây là điều tích cực cần phát huy. Đương nhiên cũng loại trừ số ít những trường hợp người không trực tiếp nuôi con có điều kiện kinh tế khó khăn, không thể cấp dưỡng nuôi con được thì tạm hoãn cho họ đến khi có điều kiện.

✔ Để khắc phục hạn chế trên, nhằm đảm bảo những người con chưa thành niên đều được mẹ hoặc cha không trực tiếp nuôi cấp dưỡng, cần thực hiện các việc sau:

+ Khi giải quyết các vụ, việc có giao con chưa thành niên cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, Tòa án, Viện kiểm sát (đối với những vụ có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa) cần hướng dẫn, giải thích để người trực tiếp nuôi con có yêu cầu và Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng. Tránh trường hợp vì muốn giải quyết nhanh vụ án nên giải thích, hướng dẫn cho người trực tiếp nuôi con không yêu cầu để khỏi phải giải quyết.

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 thì khi giải quyết về tranh chấp nuôi con, Thẩm phán phải xem xét nguyện vọng của con chưa thành niên từ bảy tuổi trở lên. Đối với việc cấp dưỡng nuôi con, theo qui định tại khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 1 triệu, 2 triệu hay 5 triệu/tháng mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

Những chia sẻ nói trên hy vọng sẽ giúp ích cho Quý vị trong việc tìm hiểu quy định pháp luật. Chúc các bạn thành công.

Tham khảo thêm: Quy định về mốc lộ giới đường bộ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !