logo-dich-vu-luattq

Khám chỗ ở là gì ? Quy định mới nhất về việc khám chỗ ở

Tìm hiểu thêm: Quy định đảng viên ra nước ngoài

1. Khám chỗ ở là gì ?

Khám chỗ ở là tìm tòi, lục soát chỗ ở của người bị khám xét để phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án cũng như xác chết hay người đang bị truy nã.

Xem thêm: Quy định về khám xét

Chỗ ở có thể là nhà riêng, căn hộ tập thể, phòng trọ hoặc phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền đang được sử dụng để ở. Chỗ ở còn bao gồm cả vùng phụ cận như vườn, đất thuộc khu vực chỗ ở của người bị khám xét và công trình phụ trên đất đó.

Trước đây, việc khám chỗ ở được quy định trong Sắc lệnh số 181 ngày 20.7. 4946, sau đó được bổ sung bằng Sắc lệnh số 88/SL ngày 0967 370 488 ấn định quyền hạn và thủ tục khám nhà của Ban Tư pháp xã; Luật số 103- LS/L005 ngày 20.5.1957; sau đó được ghi nhận tại Điều 27 và 28 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959. Tuy nhiên, các quy định về khám chỗ ở trong các văn bản này còn chưa cụ thể. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 trước đây và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định đầy đủ hơn về căn cứ, trình tự và thủ tục khám chỗ ở. Theo đó, việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ luật định và phải có lệnh khám của người có thẩm quyền. Khi bắt đầu khám chỗ ở, Điều tra viên phải đọc và đưa cho đương sự xem lệnh khám; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ; yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

Khi khám chỗ ở phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

Không được khám chỗ ở, vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau), trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản.

Khi tiến hành khám chỗ ở những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong. Xem thêm: Trường hợp nào thì công an được khám xét nhà ở của công dân ?

Tìm hiểu thêm: Quy định đảng viên ra nước ngoài

2. Quy định về khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu điện tín

Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện được quy định tại Điều 195, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

“1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Tìm hiểu thêm: Quy định về cấp đường giao thông

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.”

Tìm hiểu thêm: Quy định đảng viên ra nước ngoài

3. Căn cứ khám chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện

+ Việc khám chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

+ Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Xem thêm: Khám người là gì ? Quy định mới nhất về việc khám người, khám chỗ ở, nơi làm việc

Tìm hiểu thêm: Quy định đảng viên ra nước ngoài

4. Thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu điện tín

Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng Hình sự là một trong những quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Trong đó sẽ quy định về những Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong nhiều trường hợp cần ngăn chặn tội phạm và những hành vi tội phạm.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 193, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét. Về kĩ thuật lập pháp, điều luật dẫn chiếu đến khoản 1, Điều 113 (quy định về thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam) và khoản 2, Điều 35 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 (quy định về người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra). Theo đó, những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét gồm có:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

Tìm hiểu thêm: Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trường, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử;

+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư … quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Có thể thấy, thẩm quyền ra lệnh khám xét được trao rộng cho người tiến hành tố tụng của cả 3 cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhằm đảm bảo hiệu quả của biện pháp điều tra này. Tuy nhiên, vì biện pháp khám xét là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân nên những nhà làm luật cũng quy định, lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư … quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 193 cũng quy định những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 110, Bộ luật Tố tụng hình sự có quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp

+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trường Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến càng.

Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp nếu không tiến hành khám xét thì bị can sẽ tiêu hủy chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, người bị truy nã sẽ bỏ trốn hoặc những người phạm tội sẽ di chuyển nạn nhân bị bắt cóc.

Và đồng thời qua điều 193, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định về mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án hình sự.

– Ngoài ra, các phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Đồng thời, việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Tố tụng Hình sự: Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ. Xem thêm: Quy định mới về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo luật hình sự ?

Tìm hiểu thêm: Quy định đảng viên ra nước ngoài

5. Quy định về khám xét nơi làm việc, địa điểm nhất định

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !