logo-dich-vu-luattq

Quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên

Luật sư tư vấn:

1. Thời gian nghỉ hè của giáo viên năm 2019 – 2020

Theo Công văn 1366/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 22/4/2020 hướng dẫn một số nội dung về chế độ làm việc, nghỉ hè đối với giáo viên trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 năm học 2019- 2020, cụ thể như sau:

Xem thêm: Quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên

Do khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh, nên thời gian nghỉ hè của giáo viên năm học 2019-2020 số được tính bắt đầu từ sau ngày kết thúc năm học 2019-2020 (theo thời gian thực tế) đến ngày tựu trường năm học 2020-2021Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường cũng như các công việc của từng giáo viên, hiệu trưởng bố trí cho giáo viên nghỉ hè hoặc nghỉ hằng năm một cách hợp lý đảm bảo theo đúng quy định.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 13/3/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Bộ GDĐT) đã ban hành Quyết định số 736/QĐ-BGDĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng cho năm học 2019-2020. Tiếp theo Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 về việc Hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ờ trường vì dịch Covid-19 năm học 2019-2020 và Công văn số 1268/BGDĐT-GDMN ngày 14/4/2020 về việc hướng dẫn tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và các văn bản hướng dẫn khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung về chế độ làm việc và chế độ nghỉ hè cho giáo viên mầm non, phổ thông năm học 2019-2020

Trước đó, tại Quyết định 736/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 như sau:

– Kết thúc học kỳ I trước ngày 20/01, hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ II trước ngày 11/7 và kết thúc năm học trước ngày 15/7.

– Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học Cơ sở trước ngày 31/7.

– Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8.

Tìm hiểu thêm: Quy định chỉ định thầu rút gọn

>&gt Xem thêm: Năm 2022, Viên chức, Đảng viên, giáo viên sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?

2. Quy định cụ thể thời gian nghỉ hè là ngày nào không?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì:

Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm

1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

Như vậy, thời gian nghỉ hè của giáo viên là 02 tháng. Hiện không có quy định bắt buộc phải nghỉ hè từ 01 tháng 6 đến hết ngày 31 tháng 7. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Tìm hiểu thêm: Quy định chỉ định thầu rút gọn

3. Trong thời gian nghỉ hè giáo viên có phải trực trường không ?

Tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông được bổ sung tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, có quy định:

“Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm

1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó: a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học; b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học; c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định”.

Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Và tại quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và Luật Giáo dục đều có quy định. Trong thời gian nghỉ hè giáo viên được hưởng nguyên lương và phụ cấp nếu có.

Nên việc các trường quy định, buộc các giáo viên phải luân phiên nhau thực hiện việc trực trường trong thời gian nghỉ hè mà không có thêm bất kỳ khoản phụ cấp hay thêm giờ nào là sai quy định.

>&gt Xem thêm: Cách tính lương của giáo viên theo quy định hiện nay như thế nào ?

Tìm hiểu thêm: Quy định chỉ định thầu rút gọn

4. Thời gian nghỉ hè giáo viên hợp đồng có được nhận lương ?

Tại Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, có quy định:

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

Và tại Mục 2 của Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC và được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT, có quy định:

Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

Tham khảo thêm: Quy định về ngạch công chức

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

>&gt Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về cách tính thời gian nghỉ hè của giáo viên ?

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

=> Như vậy theo quy định trên thì trường hợp của bạn, làm việc theo hợp đồng thì trong 2 tháng hè bạn vẫn được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có).

Tìm hiểu thêm: Quy định chỉ định thầu rút gọn

5. Giáo viên hợp đồng, nghỉ hè có hưởng lương có phải là viên chức không ?

Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 thì:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Đối với viên chức trong thời gian nghỉ hè không có tham gia công tác giảng dạy thì vẫn được trả lương. Một số trường ký hợp đồng với giáo viên nhằm giảm chi phí nên chỉ giao kết hợp đồng 09 tháng. Đồng nghĩa với việc trong thời gian nghỉ hè giáo viên hợp đồng sẽ không có lương.

Theo đó, giao viên hợp đồng có được trả lương trong thời gian nghỉ hè hay không phụ thuộc vào thời gian giao kết hợp đồng của giáo viên đó với cơ sở giáo dục

Như vậy, đối với trường hợp của bạn là giáo viên hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn không phải là viên chức.

>&gt Xem thêm: Tiêu chuẩn để làm giáo viên dạy lái xe ô tô mới nhất năm 2022

Bạn muốn được trở thành viên chức thì phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Tại Điều 22 Luật viên chức năm 2010 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển như sau:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật

>&gt Xem thêm: Cách tính thâm niên và phụ cấp thâm niên cho giáo viên mới nhất ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Quy định xây nhà trên đất nông nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !