logo-dich-vu-luattq

Quy định làm thẻ căn cước gắn chip

1. Triển khai tích hợp hàng loạt giấy tờ, thông tin cá nhân lên CCCD gắn chíp

Với mục tiêu chuyển đổi số liên quan đến giấy tờ, thông tin cá nhân thì nhà nước đẩy mạnh việc tích hợp hàng loạt giấy tờ, thông tin cá nhân lên CCCD gắn chíp.

Cụ thể, tại Thông báo 62/TB-VPCP ngày 01/3/2022 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phối hợp Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân (bao gồm: tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế, giấy đăng ký xe ô tô; giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng…) để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch.

Xem thêm: Quy định làm thẻ căn cước gắn chip

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp.

Khi đó, người dân có CCCD gắn chíp sẽ được sử dụng thay cho thẻ BHYT giấy, tức khi đi khám chữa bệnh BHYT chỉ cần xuất trình CCCD gắn chíp thay vì phải xuất trình CCCD mã vạch hoặc CMND đi kèm với thẻ BHYT.

“Sử dụng căn cước công dân gắn chíp tạo nhiều thuận tiện cho công dân trong các giao dịch hành chính, dễ dàng sửa đổi thông tin, giúp cơ quan Nhà nước khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý dễ dàng hơn. Đồng thời, CCCD gắn chíp cũng cho thấy một sự đột phá trong quá trình chuyển đổi số”. Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

05 điều mới về CCCD gắn chíp ai cũng nên biết từ năm 2022

05 điều mới về CCCD gắn chíp ai cũng nên biết từ năm 2022

2. Nên làm CCCD gắn chíp trước 01/7/2022 để được giảm 50% lệ phí

Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC thì quy định về việc giảm 50% lệ phí cấp CCCD sẽ chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2022.

Sau khi được giảm thì mức thu lệ phí chỉ còn:

– 15.000 đồng/thẻ CCCD khi công dân chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ CCCD.

– 25.000 đồng/thẻ CCCD khi đổi thẻ căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.

– 35.000 đồng/thẻ CCCD khi đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân đã bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam:

Vì vậy, để được trải nghiệm những tiện ích của CCCD gắn chíp đã được nêu ở trên cũng như tiết kiệm được 50% chi phí cấp đổi thẻ thì người dân nên cân nhắc thực hiện thủ tục làm CCCD gắn chíp trước ngày 01/7/2022.

3. Không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng

Đọc thêm: Quy định về thời gian làm việc của công ty

Nếu như trước đây nhiều người còn băn khoan câu chuyện: Không có căn cứ pháp lý để xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến CCCD mà chỉ có căn cứ xử lý với CMND thì lời giải đáp đã xuất hiện tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, chính thức kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014

Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

…..

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

4. Phạt đến 6 triệu đồng với hành vi cầm cố CCCD

Tham khảo thêm: Quy định sử dụng điện thoại trong quân đội

Nếu như trước năm 2022 chỉ có quy định xử phạt hành vi thế chấp CMND, thì giờ đây, không riêng CMND mà việc cầm cố CCCD cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi cầm cố CCCD sẽ phạt tiền từ 04 triệu đồng đồng đến 06 triệu đồng.

5. Tổng đài 1900 0368 tiếp nhận hỗ trợ về căn cước công dân

Cụ thể, tổng đài 1900 0368 sẽ tiếp nhận phản ảnh, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của người dân về CCCD và quản lý dân cư.

* Một số lưu ý khi gọi đến tổng đài:

– Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 1

– Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 2

– Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 3

– Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chip: Nhấn phím 4

– Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.

Tổng đài chỉ hoạt động từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong khung giờ 7h30 – 17h30.

>>> Xem thêm: Được dùng Căn cước công dân gắn chip thay BHYT và rút tiền mặt tại ATM? Mức lệ phí cấp CCCD sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01/7/2022?

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bắt buộc phải có CMND/CCCD gắn chíp không? Các quy định nào cần biết về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?

Sai thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Đọc thêm: Quy định cấp sổ hồng mới

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !