logo-dich-vu-luattq

Dự thảo hợp đồng là gì

Mẫu dự thảo hợp đồng là văn bản không thể thiếu của các doanh nghiệp trước khi bước vào quá trình đàm phán, thương lượng trong các lần kí kết hợp đồng hợp tác, dự án. Dự thảo hợp đồng được các bên thỏa thuận và đàm phán với nhau trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Vậy khi soạn thảo mẫu dự thảo hợp đồng các bên cần lưu ý những gì, pháp luật quy định như thế nào về nội dung và hình thức mẫu dự thảo hợp đồng?

1. Dự thảo hợp đồng là gì?

Dự thảo hợp đồng là văn bản do các bên chủ thể hợp đồng thỏa thuận với nhau lập ra bản dự thảo có nội dung bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc, dịch vụ, hàng hóa ….mà hai bên sẽ ghi nhận và thực hiện trong hợp đồng.

Xem thêm: Dự thảo hợp đồng là gì

Mẫu dự thảo hợp đồng được các công ty sử dụng, soạn thảo trước khi tham gia vào thương thảo, đàm phán, soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán, đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng, lợi ích công ty cũng như thành công của thương vụ làm ăn.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

2. Mục đích của mẫu dự thảo hợp đồng?

Dự thảo hợp đồng là một văn bản quan trọng bậc nhất và được kèm theo Biên bản thương thảo hợp đồng. Dự thảo hợp đồng có mục đích nhằm đảm bảo trước khi ký hợp đồng chính thức, tránh việc hai bên “lật lọng” đến giờ chót khi ký hợp đồng, thì hai bên trao đổi trước với nhau toàn bộ nội dung điều khoản hợp đồng thông qua biên bản thương thảo hợp đồng mà phụ lục của nó chính là Dự thảo hợp đồng.

3. Mẫu dự thảo hợp đồng

, ngày tháng ….. năm

DỰ THẢO HỢP ĐỒNG

Hợp đồng số: ……..

Gói thầu: ……….. [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: …………. [Ghi tên dự án]

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

– Căn cứ ……… [Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày ngày 24 tháng 11 năm 2015];

– Căn cứ……… [Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày ngày 26 tháng 11 năm 2013];

– Căn cứ(2)………….. [Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009];

– Căn cứ(2) …………… [Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng];

– Căn cứ Quyết định số ……… ngày …. tháng ….. năm ……….. của ………………….. về việc phê duyệt kết quả chào hàng gói thầu ………….. [Ghi tên gói thầu] và thông báo kết quả chào hàng số ….. ngày …. tháng …. năm ……… của bên mời thầu;

– Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu ký ngày ……. tháng …… năm …………;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Xem thêm: Mẫu biên bản tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Tên chủ đầu tư [Ghi tên chủ đầu tư]:…………Địa chỉ: ……………Điện thoại: …………..Fax: …………E-mail: ……….

Tài khoản: ………..

Mã số thuế: …………

Đại diện là ông/bà: ………

Chức vụ: …………

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ……….. ngày …. tháng ….. năm ………. (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [Ghi tên nhà thầu trúng thầu]: ……..

Xem thêm: Mẫu giấy phép mang vũ khí (VC5) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Địa chỉ: ………..Điện thoại: ……..Fax: …….

E-mail: ……….

Tài khoản: ……

Mã số thuế: ……..

Đại diện là ông/bà: ………..

Chức vụ: ………

Giấy ủy quyền số ….. ngày …… tháng …… năm ………. (trường hợp được ủy quyền) hoặc các tài liệu khác có liên quan.

Đọc thêm: Hợp đồng là gì? Các loại hợp đồng thông dụng

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa với các nội dung sau:

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa được nêu tại Phụ lục kèm theo

Điều 2. Thành phần hợp đồng

1. Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

2. Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ lục);

3. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

4. Quyết định phê duyệt kết quả chào hàng;

5. Hợp đồng đề xuất và các văn bản làm rõ hồ sơ đề xuất của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra lâm sản số 05 và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

6. Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh và các tài liệu bổ sung hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh (nếu có);

7. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng và phương thức thanh toán nêu tại Điều 5 của hợp đồng này cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong hợp đồng.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại hàng hóa như nêu tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: ……… [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ].

Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản (35.NT) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết

2. Phương thức thanh toán:

a) Hình thức thanh toán: …… [Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thanh toán bằng tiền mặt, séc, hoặc chuyển khoản …].

b) Thời hạn thanh toán: ……. [Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn thanh toán ngay hoặc trong vòng một số ngày nhất định kể từ khi nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật].

c) Số lần thanh toán: ……… [Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định số lần thanh toán, có thể theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng].

Điều 6. Hình thức hợp đồng: Trọn gói

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng: ………… [Ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với Mục 3 Phần A, HSĐX và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

Xem thêm: Mẫu giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển (31.NT) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết

1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a). Thay đổi phương thức vận chuyển;

b) Thay đổi địa điểm giao hàng;

c) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

d) Các nội dung khác (nếu có).

2.Bên A và Bên B sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

Điều 9. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Bên B phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu sau:

Tham khảo thêm: Hợp đồng môi giới bất động sản

– Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: ….. [Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà nêu cụ thể thời hạn yêu cầu, ví dụ: Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là ….. ngày trước khi ký hợp đồng]

– Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ……….. [Nêu cụ thể hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng. Căn cứ yêu cầu của gói thầu mà quy định việc áp dụng một hoặc các hình thức bảo đảm như: đặt cọc, ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tài chính].

– Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: ……. % giá hợp đồng [Ghi giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng 3% giá hợp đồng].

– Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày …. tháng …. năm ………. [Căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ hàng hóa được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu và Bên B chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho Bên A khi Bên B không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng làm phát sinh thiệt hại cho Bên A.

3. Bên A phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Bên B trong thời hạn: ……………………………[Ghi thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu].

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

1. Bên A hoặc Bên B có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

2. Bên B không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Bên A gia hạn;

b) Bên B bị phá sản, giải thể;

c) Các hành vi khác (nếu có).

3. Trong trường hợp Bên A chấm dứt hợp đồng theo điểm a khoản 1 Điều này, Bên A có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng mà Bên B đã không thực hiện. Bên B sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng này. Tuy nhiên, Bên B vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng mà mình đang thực hiện và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng đó.

4. Trong trường hợp bên A chấm dứt hợp đồng theo điểm b khoản 1 Điều này, bên A không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của Bên A được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Điều 11. Tính hợp lệ của hàng hóa

Bên B phải nêu rõ xuất xứ của hàng hóa; ký mã hiệu, nhãn mác của sản phẩm và các tài liệu kèm theo để chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa và phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn hiện hành tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hàng hóa có xuất xứ.

Điều 12. Cung cấp, vận chuyển, kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa

1. Bên B phải cung cấp hàng hóa và giao các tài liệu, chứng từ (kèm theo) theo tiến độ nêu trong HSYC, cụ thể là: ……… [Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà nêu cụ thể về việc giao hàng và các tài liệu, chứng từ kèm theo].

2. Yêu cầu về vận chuyển hàng hóa: ……… [Nêu yêu cầu về vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả địa điểm giao hàng căn cứ yêu cầu và tính chất của gói thầu].

3. Bên A hoặc đại diện của Bên A có quyền kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa được cung cấp để đảm bảo hàng hóa đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm: …….. [Ghi thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, thử nghiệm …. cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các hàng hóa không đạt yêu cầu qua kiểm tra, thử nghiệm]. Trường hợp hàng hóa không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì Bên A có quyền từ chối và Bên B phải có trách nhiệm thay thế hoặc tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật. Trường hợp Bên B không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các hàng hóa không phù hợp, Bên A có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh nếu thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do Bên B chịu. Việc thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa của Bên A không dẫn đến miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo hợp đồng của Bên B.

Điều 13. Bản quyền và bảo hiểm hàng hóa

1. Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa mà Bên B đã cung cấp cho Bên A.

2. Hàng hóa do Bên B cung cấp phải được bảo hiểm đầy đủ để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình vận chuyển, lưu kho và giao hàng như sau: …. [Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật].

Điều 14. Bảo hành

1. Bên B bảo đảm rằng hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng là mới, chưa sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chế tạo và sẽ không có các khuyết tật nảy sinh dẫn đến bất lợi trong quá trình sử dụng hàng hóa.

2.Yêu cầu về bảo hành đối với hàng hóa như sau: ……..[Nêu yêu cầu về bảo hành (nếu có) như sau: thời hạn bảo hành, phiếu bảo hành kèm theo, cơ chế giải quyết các hư hỏng, khuyết tật phát sinh trong quá trình sử dụng hàng hóa trong thời hạn bảo hành ….].

Điều 15. Giải quyết tranh chấp

1. Bên A và Bên B có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian: ……….. [Ghi cụ thể thời gian] kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế:……… [Ghi cơ chế xử lý tranh chấp].

Điều 16. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ …………. [Ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định. Hợp đồng được lập thành …… bộ, chủ đầu tư giữ …… bộ, nhà thầu giữ ….. bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Đại diện hợp pháp của chủ đầu tư

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

4. Hướng dẫn soạn thảo dự thảo hợp đồng

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung dự thảo hợp đồng theo Mẫu này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt so với dự thảo hợp đồng.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

Tìm hiểu thêm: Mẫu gia hạn hợp đồng lao dong

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !