Nội dung chính
1. Khái niệm về hợp đồng dân sự
Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS).
2. Nội dung của hợp đồng dân sự
Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Xem thêm: Quy định về hợp đồng
“I. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có cấc nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp”.
Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thoả thuận nhung ở một hợp đồng khác, các bên lại buộc phải thoả thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thoả thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác.
Trong các điều khoản nói trên, tùy từng loại hợp đồng mà các bên cần thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì được coi là đã giao kết hợp đồng. Ngoài nhưng nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm 1 số nội dung khác.
– Giá và phương thức thanh toán:
>> Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật ?
Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu là giá trị của hợp đồng. Ví dụ hai bên xác lập hợp đồng mua bán điện thoại, hai bên thỏa thuận giá của chiếc điện thoại là 5.000.000 đồng thì đây là giá trong hợp đồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Điều khoản giá không tồn tại do các bên lập “Hợp đồng cơ bản/Hợp đồng khung” và giá trị các giao dịch dựa trên các hóa đơn chứng từ. Trường hợp này hợp đồng vẫn được xem xét về giá trị dựa trên những giấy tờ các bên đưa ra chứ không chỉ dựa trên bản Hợp đồng. Một số trường hợp pháp luật quy định phương thức xác định giá.
Trong điều khoản về giá thường đi kèm với thỏa thuận phương thức thanh toán. Các bên trong hợp đồng có thể tùy chọn phương thức thanh toán phù hợp. Công ty luật Việt An xin đề xuất một số phương pháp thanh toán thường được sử dụng: Trả tiền mặt; chuyển khoản qua ngân hàng; nhờ thu…
– Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trước và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét thấy cần thiết.
Tìm hiểu thêm: 9 mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng nhất
Thông thường, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng đó.
– Thời hạn hợp đồng:
Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên nên thảo thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; Thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúc hợp đồng
3. Phân loại các điều khoản của hợp đồng dân sự
Có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại sau:
>> Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì ? Quy định pháp luật về hợp đồng dân sự
3.1 Điều khoản cơ bản của hợp đồng dân sự
Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm… Có những điều khoản đương nhiên là điều khoản cơ bản, vì không thoả thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng. Chẳng hạn, điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản. Ngoài ra, có những điều khoản mà vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.
Điều khoản cơ bản của hợp đồng dân sự là điều khoản mà thiếu nó thì không hình thành hợp đồng dân sự.
Tổng hợp các điểu khoản cơ bản tạo nên nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đây là điều kiện cần
và đủ để hình thành hợp đồng do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Tùy từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán… Có điều khoản đương nhiên là đi ều khoản cơ bản như điều khoản về đối tượng của hợp đồng.
3.2 Điều khoản thông thường của hợp đồng dân sự
Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt những công việc không cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thoả thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản (đối tượng của hợp đồng mua bán) là tại nơi cư trú của người mua nếu người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thoả thuận về địa điểm giao tài sản.
3.3 Điều khoản tùy nghi của hợp đồng dân sự
Ngoài những điều khoản phải thoả thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước, khi giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận để xác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi.
>> Xem thêm: Quy định về nội dung của hợp đồng dân sự ? Các điều khoản cơ bản của hợp đồng dân sự ?
Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
Như vậy, một điều khoản trong nội dung của hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, có thể là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi. Chẳng hạn, địa điểm giao vật trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ là điều khoản cơ bản, nếu khi giao kết, các bên đã thoả thuận cụ thể về nơi giao vật. Ngược lại, nó sẽ là điều khoản thông thường nếu các bên không thoả thuận mà mặc nhiên thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Mặt khác, địa điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thoả thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao vật.
Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi, người ta còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật.
3.4 Phụ lục hợp đồng – Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
– Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Các hình thức của hợp đồng dân sự
Hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời mói, bằng văn bản hoặc bằng hỏi cụ thể, khi Pháp luật không quy định loại Hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định (Điều 401 BLDS).
Hình thức giao kết miệng (bằng lời nói )
Tìm hiểu thêm: Làm việc nhưng không ký hợp đồng
Hình thức này thường được áp dụng với các trường hợp thỏa thuận thực hiện một công việc với giá trị của hợp đồng không lớn hoặc khi các bên hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, hoặc là các đối tác tin cậy lâu năm hoặc là những hợp đồng sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt (mua bán ngoài chợ, cho bạn thân vay tiền).
Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thế
>> Xem thêm: Phân loại hợp đồng dân sự theo quy định hiện nay ? Cho ví dụ
Trường hợp bên mua và bên bán thỏa thuận nhau nếu bên bán gửi thư báo giá, mà bên kia không trả lời tức là đã chấp nhận mua hàng theo giá được chào.
Hình thức bằng văn bản (viết )
Các bên giao kết hợp đồng thống nhất về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Các bên thỏa thuận với nhau về những nội dung chính mà đã cam kết và người đại diện của các bên phải ký hợp đồng.
5. Chủ thể hợp đồng dân sự và các trường hợp hợp đồng vô hiệu
– Chủ thể hợp đồng:
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng dân sự là cá nhân (bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài) pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Cá nhân: Phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Pháp nhân: Khi giao kết hợp đồng dân sự pháp nhân phải thông qua người đại diện của mình (đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền).
Hộ gia đình, hợp tác xã: Khi giao kết hợp đồng dân sự, hộ gia đình, hợp tác phải thông qua người đại diện của họ hoặc người được ủy quyền.
– Trường hợp hợp đồng vô hiệu:
>> Xem thêm: Điều khoản là gì ? Điều khoản trong hợp đồng dân sự
Hợp đồng vô hiệu toàn bộ Các trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ: – Người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi dân sự
– Mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
– Người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện
– Giao dịch không đáp ứng được về hình thức, trong trường hợp pháp luật có quy định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Hợp đồng vô hiệu từng phần
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Đọc thêm: Hợp đồng vay tài sản là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa, lãi suất của hợp đồng vay tài sản