logo-dich-vu-luattq

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp này như thế nào.

Thế nào là một doanh nghiệp FDI theo luật Việt Nam

FDI là gì

FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt Nam với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

Xem thêm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp FDI là gì

Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

>> Xem thêm: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo Luật đầu tư 2020, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:

– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy;

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

Đọc thêm: Nhà đầu tư nước ngoài chứng khoán

Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam

  • Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

  • Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

Tham khảo thêm: Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Cách tránh những thủ tục phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI

Sự phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;

– Nguồn vốn để thực hiện dự án;

– Quy mô dự án;

– Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;

– Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;

– Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.

Các vấn đề này phải theo từng vụ việc chi tiết LawKey mới tư vấn rõ được vì phạm vi pháp lý rất rộng đòi hỏi chuyên môn sâu.

Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh đơn thuần, vốn đầu tư không quá lớn, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn phương án đầu tư: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp.

Ưu điểm của phương án này ở chỗ thời gian thực hiện nhanh chóng; nhà đầu tư tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.

Trên đây là nội dung tư vấn về doanh nghiệp FDI luật LawKey gửi tới Quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn nếu quý khách hàng có nhu cầu xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đọc thêm: đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !