logo-dich-vu-luattq

Sổ bảo hiểm xã hội bị mất

1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:

a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.

Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội bị mất

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB”.

Bên cạnh đó, bạn cần mang theo sổ hộ khẩu thường trú/giấy tờ tạm trú và chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước khi đi nộp hồ sơ.

Theo đó, khi làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần bạn cần phải có sổ bảo hiểm y tế mới đủ giấy tờ theo quy định. Vì vậy, khi mất sổ bảo hiểm y tế, bạn cần phải làm lại để đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ thì mới được rút tiền BHXH 1 lần.

Thứ hai, thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất

Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.”

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

Đọc thêm: Bảo hiểm tử kỳ là gì

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

1.Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

“Điều 29. Cấp sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Như vậy:

Hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Ngoài ra, bạn cần xuất trình thêm sổ hộ khẩu/sổ tạm trú và chứng minh nhân dân.

– Nơi nộp: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi cấp sổ hoặc chốt sổ cuối cùng hoặc đang tham gia đóng.

– Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thứ ba, trong thời hạn chờ cấp sổ bảo hiểm xã hội mà quá thời hạn nộp thì có được giải quyết không?

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

Tham khảo thêm: Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội”.

Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần.

3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm bạn đủ điều kiện (sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội); và có yêu cầu là thời điểm sớm nhất để nộp hồ sơ. Trường hợp bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội chưa làm kịp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần nếu quá thời hạn này nếu bạn có yêu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vẫn có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ tư, nếu bạn không làm hồ sơ nhận tiền thì sau bao lâu không được nhận nữa?

Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm năm 2014 quy định:

“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, nếu bạn chưa nhận BHXH một lần thì thời gian đóng của bạn vẫn sẽ được bảo lưu lại chứ không bị mất đi.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề sổ bảo hiểm bị mất có được nhận tiền 1 lần không; xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-> Tiền bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Mức lương tối đa đóng bhxh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !