logo-dich-vu-luattq

Xã hội

Biết ơn tiên tổ

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Đến thế kỷ XV, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế trong xã hội, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên. Bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ); ruộng hương hỏa, ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cầm bán… Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ”.

Xem thêm: Luật thờ cúng to tiên

Thế nên có thể nói, thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà, tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu “trò chuyện” trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có việc trọng đại… Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu, chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo quy định huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung. Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ.

Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ “vấn tổ tầm tông”…

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất, vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Và tư duy này đã đi vào ca dao tục ngữ: “Con người có tổ, có tông/Như cây có cội, như sông có nguồn”; “Con chim có tổ, con người có tông/Con chim tìm tổ, con người tìm tông”…

Trân trọng tiền nhân

Nếu nói người Việt thờ cúng tổ tiên là ở góc độ gia đình thì ở góc độ làng xã đó là thờ thành hoàng làng, ở góc độ quốc gia dân tộc đó là thờ vua tổ của một nước. Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa của người Việt, đó là sự tưởng nhớ, tôn thờ những người có công sinh thành, nuôi dưỡng những người có công với dân, với nước. Thờ phụng các Vua Hùng và những vị anh hùng có công với dân với nước là sự thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn, tôn kính công đức của các bậc tiền nhân, là cơ sở hình thành lòng nhân ái, tính cộng đồng.

Tham khảo thêm: Phân biệt lương tối thiểu và lương cơ sở

Trong bài viết “Những giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, ông Nguyễn Đắc Thủy – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã nhấn mạnh, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt; trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử trong khi nhiều tôn giáo tín ngưỡng dân gian khác đã có nhiều thay đổi, nhưng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những giá trị đặc trưng đã có sức sống lâu bền và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam. Chính vì thế, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình di sản tập quán xã hội được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang giá trị lòng yêu nước bởi đây là sự tôn trọng sùng bái công lao to lớn của các Vua Hùng. Công đức các Vua Hùng được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được cộng đồng tôn thờ, biết ơn là biểu tượng của anh hùng lập nước. Có thể coi đây là cội nguồn của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt.

Ý thức về các Vua Hùng cũng chính là ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước từ đó hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ. Dân tộc ta trải qua thăng trầm của bao cuộc chiến tranh nhưng lòng yêu nước, ý thức độc lập tự chủ được các thế hệ người Việt tiếp nối nhau chưa bao giờ tắt, tạo nên một giá trị đặc trưng nổi bật trong hệ thống giá trị đạo đức của người Việt.

Theo ông Nguyễn Đắc Thủy, giá trị tinh thần yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc được khởi nguồn từ sự khai sinh lập nước của các Vua Hùng được các thế hệ người Việt gìn giữ, tiếp nối và khẳng định. Ngay từ năm 40-43 sau Công nguyên trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nữ tướng Hai Bà Trưng đã đọc lời thề Sông Hát trước khi xung trận: “Một, xin rửa sạch quốc thù/Hai, xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Rồi “bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”; và đến thời đại Hồ Chí Minh với câu nói bất hủ:“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…

Đất nước đã bước sang thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21 với Cách mạng công nghệ 4.0. Nhưng không vì thế mà tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, thờ cũng Hùng Vương của người Việt bị quên lãng. Khi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng lớn. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Đời sống vật chất, các giá trị văn hoá tâm linh giúp con người cân bằng trong thực tại. Ý thức về tổ tiên giúp con người có niềm tin, tạo nên động lực vượt qua cái trần tục đời thường, thúc đẩy tìm tòi vượt qua trạng thái hiện tồn để hướng về phía trước.

“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu tượng cội nguồn của quốc gia, dân tộc, phản ánh một ý thức hệ sâu sắc như một sự minh triết được cha ông truyền lại cho đến hôm nay nên mang giá trị lịch sử rõ nét. Giá trị dễ nhận thấy của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị lịch sử. Tín ngưỡng không phải là lịch sử đích thực, mà là lịch sử hiện lên phản ánh qua cảm xúc, qua niềm tin, là ý thức của người dân về lịch sử” – ông Nguyễn Đắc Thủy nhấn mạnh.

Tham khảo thêm: Luật phòng, chống rửa tiền 2012 số 07/2012/QH13

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !