logo-dich-vu-luattq

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Tìm hiểu về mặt chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể và khách thể. Sau đây là một số nội dung tìm hiểu về các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

  • Thế nào là vi phạm pháp luật?
  • Người phạm tội đủ 70 tuổi trở lên có được xem là tình tiết giảm nhẹ?

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể trong đó bao gồm các yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Vậy mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là gì?

Xem thêm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

1. Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê nhà theo bộ luật dân sự 2015

Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

+ Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

+ Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Đọc thêm: Luật Cờ Tướng CXQ

Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.+ Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.+ Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.1. Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.2. Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Tham khảo thêm: Năng lực pháp luật là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !