logo-dich-vu-luattq

Kỷ luật cảnh cáo là gì

Kỷ luật cảnh cáo là ? Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được sử dụng trong cơ quan nhà nước, lao động,… Khi có sự vi phạm kỷ luật, người vi phạm phải chịu các hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Trong đó, kỷ luật cảnh cáo là hình thức kỷ luật thấp nhất và thường xuyên được áp dụng. Vậy kỷ luật cảnh cáo là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé.

kỷ luật cảnh cáo là gì
Kỷ luật cảnh cáo là gì

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2019;

Xem thêm: Kỷ luật cảnh cáo là gì

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

2. Kỷ luật cảnh cáo là gì?

Cảnh cáo được hiểu là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỷ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo thường được áp dụng như hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như lao động, hành chính, hình sự,…

3. Kỷ luật cảnh cáo, khiển trách trong quan hệ lao động

Tham khảo thêm: Khoản 1 điều 168 bộ luật hình sự 2015

Khiển trách, cảnh cáo là hình thức kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động có thể áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật.

Hình thức này chủ yếu mang tính nhắc nhở đối với người lao động nên thường được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu và ở mức độ nhẹ. Khi xử lý kỷ luật đối với người lao động ở hình thức này, người sử dụng lao động có thể khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Pháp luật lao động không quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật nào sẽ bị xử lý ở hình thức này mà thường được quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị. Thời hạn chấp hành kỷ luật hình thức khiển trách là 3 tháng. Sau 3 tháng chấp hành, người lao động sẽ được xóa kỷ luật.

4. Kỷ luật cảnh cáo trong lĩnh vực hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Hình phạt cảnh cáo trong vi phạm hành chính được coi là một trong các hình phạt chính và nguyên tắc áp dụng được đi kèm theo hình phạt bổ sung.

Cảnh cáo trong lĩnh vực hành chính cũng là hình phạt nhẹ nhất, nhằm nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trọng.

5. Hình phạt cảnh cáo trong lĩnh vực hình sự

Đọc thêm: điều 128 bộ luật hình sự

Theo điểm a khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có quy định về hình phạt đối với người phạm tội có hình phạt chính là cảnh cáo.

Theo đó, cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt (Điều 34 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017).

Trong đó, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Trong lĩnh vực này, hình phạt cảnh cáo cũng là hình phạt nhẹ nhất. Về mặt lý luận, hình phạt cảnh cáo chưa thể hiện được bản chất của hình phạt, là sự cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, mà chỉ có tác động về tinh thần cho người bị kết án.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về kỷ luật cảnh cáo là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề kỷ luật cảnh cáo là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Tham khảo thêm: Luật tố tụng dân sự là gì

  • Email: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 0967 370 488
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !