logo-dich-vu-luattq

Khoản 1 điều 168 bộ luật hình sự 2015

Cướp tài sản là một trong những hành vi xảy ra phổ biến hiện nay, Tội cướp tài sản theo quy định Bộ luật hình sự 2022? được quy định như thế nào?

Thế nào là tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 168 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cướp tài sản như sau:

Xem thêm: Khoản 1 điều 168 bộ luật hình sự 2015

Phân biệt tội cướp tài sản và cướp giật tài sản

Hành vi

– Tôi cướp tài sản:

Dùng vũ lực: Người phạm tội tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.

Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản: Được hiểu là những hành vi được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy hiếp…). Những hành vi này thường không phải là những hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất.

– Tội cướp giật tài sản

Người phạm tội thường thực hiện hành vi một cách nhanh chóng; Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Khách thể bị xâm phạm

– Tôi cướp tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu; Xâm phạm quyền nhân thân.

– Tội cướp giật tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu.

Tư vấn tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự

(i) Cấu thành tội cướp tài sản theo quy định

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau:

– Có hành vi dùng vũ lực: Là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh có tính vật chất (gồm sức mạnh thể chất và sức mạnh của vật chất là công cụ phương tiện phạm tội) tác động vào thân thể của người chủ tài sản (chủ sở hữu tài sản), hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự (như đâm chết…) của người đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.

+ Sức mạnh thể chất. Được hiểu là việc dùng sức mạnh của chính bản thân người phạm tội như dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng thế võ để khoá tay nạn nhân, dùng chân đá vào chỗ hiểm của nạn nhân…

+ Sức mạnh vật chất là công cụ phương tiện phạm tội: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng uy lực, tính năng tác dụng của công cụ phương tiện phạm tội để tác động vào thân thể nạn nhân như dùng dao đâm, dùng súng bắn… vào người nạn nhân.

– Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Đó là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực (khi bắn, chém…) ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.

– Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Được hiểu là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau (như cho uống thuốc mê, dùng vũ khí giả để uy hiếp…) với mục đích làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này, người phạm tội không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.

Thế nào là tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự 2015?

Lưu ý:

Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Thực tế cho thấy tài sản đã bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tò trị giá được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật thì thông thường bao giờ động sản (như tiền, vàng, xe máy…) cũng là đối tượng của tội cướp tài sản.

Hậu quả có xảy ra hay không (tức có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt.

Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm (một trong các hành vi nêu ở mặt khách quan).

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của tô chức và công dân.

Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ tài sản, ngưòi quản lý tài sản hoặc người (bất cứ người nào) cản trở việc thực hiện tội phạm của kẻ phạm tội.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Đọc thêm: Luật tố tụng dân sự là gì

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

(ii) Về hình phạt tội cướp tài sản

Mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đôi với một trong các trường hợp phạm tội sau:

+ Có tổ chức. Được hiểu là trường hợp phạm tội cướp tài sản mà có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.

+ Có tính chất chuyên nghiệp. Được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện tội cướp tài sản một cách thường xuyên, như là một công việc là nguồn sống chính. Thông thường người phạm tội phải là không có nghề nghiệp, hoặc có nghề nghiệp nhưng thu nhập từ hoạt động cướp tài sản mới là nguồn thu nhập chính để sinh sống.

+ Tái phạm nguy hiểm. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.

+ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.

Cần lưu ý:

Thủ đoạn nguy hiểm khác là những thủ đoạn có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân (như tung ớt cho nạn nhân cay mắt, rải đinh làm cho xì hơi ở bánh xe của nạn nhân…)

+ Gây thương tích (như đánh gẫy chân, tay của nạn nhân..) hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân (như bị đánh, bị uống thuốc mê tuy không có thương tích nhưng sức khoẻ bị xấu đi và giảm sút) với tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng: Được hiểu là những hậu quả gián tiếp mà nguyên nhân phát sinh từ hành vi cướp tài sản.

Ví dụ:

Do bị cướp hết tiền nạn nhân không còn tiền để chữa bệnh cho người thân dẫn đến người thân của nạn nhân bị chết…).

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (giống như hậu quả nghiêm trọng nhưng tính chất, mức độ lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Ví dụ: Do việc bị cướp toàn bộ sô’ tiền vay được ở ngân hàng để đầu tư sản xuất, một doanh nghiệp Nhà nước bị đình trệ sản xuất nhiều tháng hoặc bị phá sản…)

– Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Được áp dụng đối vối một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn thương cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

Tham khảo thêm: điều 318 bộ luật hình sự 2015

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (giống như hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng nhưng mức độ đặc biệt lớn cả về tính chất nghiêm trọng, hậu quả xảy ra. Điển hình như vụ cướp tiệm vàng Kim Sinh xảy ra tại Hà Nội năm 1999. Trong vụ án này, thủ phạm đã giết một lúc bốn người và cướp toàn bộ số vàng trưng bày trong tủ của tiệm vàng).

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

+ Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

(iii) Một số vấn đề cần chú ý đối với tội cướp tài sản

– Khi thực hiện tội cướp tài sản, người phạm tội phát sinh ý thức chiếm đoạt trước khi có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được. Nếu ý thức chiếm đoạt phát sinh sau khi đã thực hiện các hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc các hành vi khác thì không phạm vào tội cướp tài sản, mà tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà phạm vào các tội tương ứng với hành vi đó (thường là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản).

Ví dụ: A đánh B để trả thù, B do bị đánh đã để lại xe mô tô đang đi và bỏ chạy. A nảy sinh và thực hiện ý định chiếm đoạt chiếc xe mô tô của B. Trường hợp này không có sự chuyển hoá tội phạm, từ tội công nhiên chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản. Tức là A không phạm vào tội cướp tài sản mà phạm vào tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

– Việc chuyên hoá tội phạm khác sang tội cướp tài sản khi người phạm tội đã chiếm giữ được tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản giằng, giật lại tài sản, khi đó, người phạm tội đã sử dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để bảo vệ tài sản đã chiếm đoạt được từ việc thực hiện một tội phạm khác.

Nếu người phạm tội, phạm vào một tội khác thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm giằng giật lại tài sản, liền sau đó đã sử dụng vũ lực. đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tẩu thoát thì không phạm vào tội cướp tài sản, vì lúc đó không có mục đích tiếp tục chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này không có sự chuyển hoá từ tội phạm khác sang tội cướp tài sản. Hành vi trên được coi là hành hung để tẩu thoát đối với việc phạm tội trước đó (trường hợp này chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, trong việc quyết định hình phạt).

– Nếu tài sản bị cướp lại là đối tượng của một tội phạm khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng, như tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật Hình sự); Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép ma tuý (Điều 195 Bộ luật Hình sự); Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật (Điều 232 Bộ luật Hình sự); tội chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236 Bộ luật Hình sự).

– Trong trường hợp người phạm tội ngoài việc chiếm đoạt tài sản còn gây thương tích cho người khác dưới 11% kèm theo các tình tiết quy định ở khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Nếu gây thương tích từ 11% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung nặng của tội cướp tài sản (khoản 2,3,4 Điều 133 Bộ luật Hình sự). Trường hợp cướp tài sản mà gián tiếp làm chết người thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 133 Bộ luật Hình sự.

– Phân biệt hành vi cướp tài sản mà làm chết người với hành vi giết người để cướp tài sản. Hành vi cướp tài sản mà làm chết người là trương hợp người phạm tội không trực tiếp giết người bị hại, cái chết của người bị hại không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với hành vi dùng vũ lực để cướp tài sản. Tuy nhiên hành vi bạo lực đó có vai trò quyết định đến cái chết của người bị hại. Ngược lại hành vi giết người để cướp tài sản thì cái chết của người bị hại phải là hậu quả trực tiếp của hành vi sử dụng vũ lực do người phạm tội gây ra (đúng với mục đích của người phạm tội).

Ví dụ:

A dùng dao đe doạ giết hại tức khắc B nếu B không giao tài sản. B hoảng loạn chạy thoát thân thi bị vấp ngã chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Trường hợp này A không có mục đích trực tiếp giết B. Cái chết của B không có mối quan hệ nhân quả với hành vi của A.

GỌI ĐIỆN ĐẾN TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, hàng đầu toàn quốc giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến TỘI CƯỚP TÀI SẢN như sau:

THẾ NÀO là tội cướp tài sản;

KHI NÀO xác định hành vi vi phạm tội cướp tài sản;

BÌNH LUẬN về các mặt khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan của tội cướp tài sản;

KHUNG HÌNH PHẠT của tội cướp tài sản;

– Tình tiết TĂNG NẶNG – GIẢM NHẸ trong tội cướp tài sản;

PHÂN BIỆT tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản…;

– Các vấn đề khác liên quan đến tội cướp tài sản…

MỘT CUỘC GỌI – MỌI VẤN ĐỀ sẽ được giải đáp qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN TỘI CƯỚP TÀI SẢN 1900-6557

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 của công ty hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào để được tư vấn. Để đảm bảo chúng tôi luôn có thể hỗ trợ được khách hàng, khách hàng hãy làm động tác nhỏ là lưu số điện thoại: 1900 6557 vào danh bạ để sử dụng dịch vụ của chúng tôi bất kỳ lúc nào.

Nhằm phổ biến kiến thức pháp luật đến mọi người dân nên chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn trực tuyến tội cướp tài sản qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình, hạn chế tới mức thấp nhất khung hình phạt khi có hành vi vi phạm tội cướp tài sản

Khi cần tư vấn, khách hàng hãy nhấc máy và GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 19006557 để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn

Tìm hiểu thêm: đặc điểm của quan hệ pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !