logo-dich-vu-luattq

điều 174 bộ luật hình sự

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm quyền sở hữu diễn ra phổ biến và có khá nhiều người là nạn nhân. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụ thể tại Điều 174.

Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc Phân tích Điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm: điều 174 bộ luật hình sự

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Có thể hiểu, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng giao lại tài sản với mục đích chiếm đoạt tài sản đó.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tại Điều 174 như sau:

Ngoài ra, Điều 174 được hướng dẫn bởi Điểm 1.6 Khoản 1 Công văn 45/TANDTC-PC 2020 xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 (có Hiệu lực: 30/03/2020) như sau:

Phân tích Điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Việc Phân tích Điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giúp chúng ta hiểu rõ hơn và tránh được việc mình sẽ trở thành nạn nhân của đối tượng phạm tội này.

Thứ nhất: Mặt chủ quan của tội phạm

Đọc thêm: điều 93 bộ luật hình sự

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.

Về mặt ý chí, Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai: Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan:

Do đặc điểm riêng biệt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là hành vi chiếm đoạt nhưng việc chiếm đoạt được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối.

Thủ đoạn gian dối ở đây có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau để đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín dụng chiếm đoạt tài sản.

Nếu chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng không có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thể, người có hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản hoặc chỉ là quan hệ dân sự thông thường. Điều này tạo nên một đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người bị hại tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.

Trường hợp cũng có hành vi là thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vì hành vi này đã được Bộ luật Hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng khác như hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả để đánh lừa người tiêu dùng quy định tại các Điều 192, Điều 193, Điều 194, Điều 195 Bộ luật Hình sự, hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 253 Bộ luật Hình sự.

– Hậu quả:

Tìm hiểu thêm: Văn bản quyết định kỷ luật

Hậu của của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm.

Cụ thể, đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.

– Mối quan hệ nhân quả:

Cũng như những tội có cấu thành vật chất khác, hậu quả và hành vi khách quan của tội phạm có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả thiệt hại về tài sản phải được xuất phát từ hành vi lừa dối. Nếu việc thiệt hại về tài sản từ nguyên nhân khác thì sẽ dựa vào những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội phạm không và được pháp luật điều chỉnh như thế nào.

Thứ ba: Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Thứ tư: Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Phân tích Điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Tìm hiểu thêm: điều 172 bộ luật hình sự 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !