Nội dung chính
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng tiêu cực không chỉ đi ngược lại với lợi ích quốc gia mà còn xâm hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Chính vì vậy, trong mọi thời điểm, tình hình vi phạm pháp luật của tội phạm luôn là vấn đề được Nhà nước ta quan tâm theo dõi và ra sức đấu tranh phòng chống. Để có thể đề ra những biện pháp hiệu quả ngăn chặn hiện tượng này, trước hết chúng ta phải nhận biết được một hành vi như thế nào là một hành vi vi phạm pháp luật dựa trên việc xem xét, phân tích liệu hành vi đó đảm bảo các dấu hiệu đặc trưng và các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật hay không. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có đầy đủ hiểu biết về vi phạm pháp luật thông qua nghiên cứu và liên hệ thực tiễn. Phục vụ cho mục đích trên, em đã lựa chọn đề tài “Vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ”.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC DẤU HIỆU CỦA
VI PHẠM PHÁP LUẬT.
1. Khái niệm vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ.
Xem thêm: Ví dụ hành vi trái pháp luật
1. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
-
Dấu hiệu thứ nhất: Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người.
-
Dấu hiệu thứ hai: Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật.
-
Dấu hiệu thứ ba: Vi phạm pháp luật phải chứa đựng lỗi của chủ thể.
-
Dấu hiệu thứ tư: Vi phạm pháp luật phải là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
-
Dấu hiệu thứ năm: Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT.
2. Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật. Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù cho một loại vi phạm pháp luật cụ thể, được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật gồm bốn yếu tố cấu thành: mặt khách quan; mặt chủ quan; chủ thể và khách thể.
2.2. Chủ thể vi phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Đối với chủ thể là cá nhân : Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Trong đó:
- Năng lực hành vi của cá nhân:
Là khả năng của cá nhân tự nhận thức được hành vi của mình, nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi do mình thực hiện, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với hành vi đó.
Năng lực hành vi của cá nhân trong từng quan hệ pháp luật khác nhau là
khác nhau.
- Năng lực pháp luật của cá nhân:
Là khả năng của chủ thể được có các quyền và nghĩa vụ pháp lí theo quy
định của pháp luật.
Năng lực pháp luật của cá nhân trong từng quan hệ pháp luật khác nhau là
khác nhau.
Ví dụ: Một người bị bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi trái pháp luật không được xem là vi phạm pháp luật vì người bị bệnh tâm thần không có năng lực hành vi dân sự. Để xác định chủ thể của hành vi trái pháp luật có được những khả năng đó hay không, nhà nước đã căn cứ vào độ tuổi và khả năng lí trí của chủ thể vào thời điểm họ thực hiện hành vi trái pháp luật để quy định vấn đề trên.
Tìm hiểu thêm: điều 100 luật đất đai 2013
Ví dụ: Trong lĩnh vực hình sự, nhà nước ta quy định, cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ là từ đủ 16 tuổi; không mắc bệnh tâm thần hoặc một loại bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Người đủ 14 tuổi là chủ thể
ý chí của người đó điều khiển; được quy định trong pháp luật. Những biểu hiện của hành vi trái pháp luật như:
- Chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm.
Ví dụ: Tàng trữ và mua bán trái phép chất ma tuý, giết người,…
- Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.
Ví dụ: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tham nhũng…
- Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà Nhà nước bắt buộc.
Ví dụ: Trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy,…
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ của vi phạm pháp luật (đây là dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi vi phạm pháp luật). Thiệt hại cho xã hội thể hiện dưới những hình thức:
-
Thiệt hại về thế chất: sức khoẻ, tính mạng của con người.
-
Thiệt hại về tinh thần: danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người.
-
Thiệt hại về vật chất: tài sản bị tổn thất, hư hại.
Ví dụ: Hành vi vu khống cho người khác gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của người bị hại; hành vi cố ý làm lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho sức khoẻ của cộng đồng; hành vi trộm cắp tài sản làm tổn thất tài sản của người bị hại,…
-
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
-
Các yếu tố khác: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh vi phạm pháp luật…
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng
là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm, thời gian vi phạm, … cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.
Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ. Nếu như anh A thực hiện hành vi trên ngoài khoảng thời gian được quy định trong luật thì anh A không vi phạm pháp luật => Thời gian vi phạm là yếu tố bắt buộc trong trường hợp này. 2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là hoạt động tâm lí bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật
Lỗi:
– Là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện và hậu quả nguy hiểm hoặc nguy cơ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà mình gây ra, thể hiện dưới hai hình thức là cố ý hoặc vô ý.
- Lỗi cố ý trực tiếp: Người vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: A dùng dao đâm B liên tục đến khi B chết.
- Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Chị A biết mình là người từng tiếp xúc với F0, tuy nhiên chị A không tự cách ly theo dõi mà vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người khiến nhiều người từng tiếp xúc với chị mắc covid-19.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm pháp luật thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
Ví dụ: Anh A điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, đụng phải chị B điều khiển xe máy băng qua đường khiến chị B ngã và bị thương.
-
Trong một số hành vi vi phạm pháp luật, mục đích trở thành dấu hiệu bắt buộc được quy định trong cấu thành vi phạm pháp luật.
-
Mục đích và kết quả không phải lúc nào cũng trùng nhau.
Tham khảo thêm: Luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3. VÍ DỤ MINH HOẠ
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, em xin đưa ra một tình huống thực tế để minh hoạ rõ nét hơn các yếu tố cấu thành này. Tình huống như sau:
Nguyễn Đình T là sinh viên trường cao đẳng E, quận C, thành phố D. T không chịu học hành mà suốt ngày chơi bời, ăn nhậu và nợ một số tiền khá lớn từ việc đánh bạc. Đến hạn phải trả nợ, T không có tiền trả nên đã nảy sinh ý định đi vay người quen để trả nợ. Biết được người họ hàng của mình là ông Nguyễn Quốc P kinh tế khá giả, ngày 29/9/2014, T đã đến nhà ông P tại quận B, thành phố D. Khi đi, T thủ sẵn một con dao mũi nhọn với mục đích nếu ông P không cho vay tiền thì sẽ dùng dao đe doạ để vay bằng được. Khi thấy ông P từ chối cho vay, T rút dao ra đe doạ. Ông P bỏ chạy lên tầng 2, đến gần cửa ra vào ban công thì T đuổi kịp và vung dao đâm vào vai trái ông P. Ông P quay lại chống đỡ thì bị T đâm nhiều nhát vào vai và tay phải. Thấy ông P vẫn kêu cứu T liền đâm vào ngực ông P khiến ông P chết tại chỗ. Sau đó, T lục soát nhà ông P lấy được 10 triệu đồng và bỏ đi.
Em xin phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống này như sau:
Đối với hành vi cướp tài sản của T:
Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng E,
có đầy đủ năng nực hành vi và năng lực pháp luật đã thực hiện hành vi dùng vũ lực đe doạ và lấy đi 10 triệu đồng của ông Nguyễn Quốc P.
Khách thể vi phạm pháp luật: quan hệ tài sản về quyền sở hữu tài sản hợp
pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách thể của vi phạm pháp luật:
-
Hành vi dùng vũ lực đe doạ lấy đi 10 triệu đồng của T là hành vi thể hiện bằng hành động và là hành vi trái pháp luật.
-
Hậu quả nguy hại đến xã hội: Ông P chết và bị thiệt hại 10 triệu đồng.
-
Phương tiện vi phạm: dao mũi nhọn.
-
Cách thức vi phạm: dùng dao đe doạ và đâm nhiều nhát vào người vai, tay, ngực ông P.
-
Địa điểm vi phạm: nhà ông Nguyễn Quốc P tại quận B, thành phố D.
-
Thời gian vi phạm: ngày 29/9/2014. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
-
Hành vi của T được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: T đã thủ sẵn con dao trong người để đe doạ ông P, khi ông P bỏ chạy lên tầng 2 thì T vẫn đuổi theo và đâm ông P nhiều nhát, sau đó lục soát nhà ông P để lấy tiền.
-
Động cơ vi phạm: cướp tài sản của ông P.
-
Mục đích vi phạm: có tiền trả nợ.
Hành vi của Nguyễn Đình T vi phạm pháp luật về tội cướp tài sản.
Đối với hành vi giết người của T: Chủ thể vi phạm pháp luật: Nguyễn Đình T, sinh viên trường cao đẳng E, có đầy đủ năng nực hành vi và năng lực pháp luật đã thực hiện hành vi giết ông Nguyễn Quốc P. Khách thể vi phạm pháp luật: quan hệ nhân thân về quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân được pháp luật bảo vệ. Mặt khách thể của vi phạm pháp luật:
Tham khảo thêm: Vai trò của pháp luật đối với công dân
- Hành vi giết người của T là hành vi được thực hiện bằng hành động và là hành vi trái pháp luật.
- Hậu quả nguy hiểm tới xã hội: ông P chết.
- Phương tiện vi phạm: dao mũi nhọn.
- Cách thức vi phạm: dùng dao đâm nhiều nhát vào vai, tay, ngực ông P.
- Địa điểm vi phạm: nhà ông Nguyễn Quốc P tại quận B, thành phố D.
- Thời gian vi phạm: ngày 29/9/2014. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
- Hành vi của T được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp: T đã cố ý giết ông P, thể hiện ở việc đâm ông P nhiều nhát và khi thấy ông P kêu cứu, T đã đâm vào ngực ông P.
- Động cơ vi phạm: giết ông P.
- Mục đích vi phạm: khiến ông P không thể kêu cứu để lục soát tài sản. Hành vi của Nguyễn Đình T vi phạm pháp luật về tội giết người.