Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý luật hình sự lừa đảo chiểm đoạt tài sản theo quy định pháp luật, như sau:
Xem thêm: Luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Xử lý hành chính
Hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tích thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:
Quy định xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác
Tìm hiểu thêm: điều 106 bộ luật tố tụng hình sự
2. Xử lý luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt tù cao nhất lên đến tù chung thân. Cụ thể:
3. Lưu ý khi giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tránh những sai sót trong việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt, các tội danh cũng như thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, việc đánh giá chưa đúng về khách thể,… Điều này là nguyên nhân khiến bản án bị hủy, trả hồ sơ điều trả bổ sung và chất lượng phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này.
– Xác định dấu hiệu tội phạm trong hành vi phạm tội
- Thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ thể hiện hành vi lừa dối, hành vi chiếm đoạt tài sản. Tùy vào trường hợp có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm xâm phạm sở hữu dựa trên ý nghĩa mối quan hệ giữa hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt.
- Khi định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần xem xét, phân tích, đánh giá về mặt khách quan và chủ quan của người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Căn cứ mục địch chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời xem xét thời điểm phát sinh ý định chiếm đoạt là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt được tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt
Đọc thêm: điều 341 bộ luật hình sự
Nhằm xác định rõ trong khi giải quyết vụ án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội phải hoàn trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho người bị hại. Căn cứ vào thời điểm hoàn thành việc hoàn trả và số tài sản thực tế được trả lại tài sản cho nạn nhân, đây được xem là người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Xác định đủ các khách thể bị xâm hại
Trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo, nhận biết rõ hành vi phạm tội đang xâm phạm đến hai khách thể độc lập đó là quyền sở hữu tài sản và trật tự quản lý hành chính nhà nước nên phải bị truy tố về cả hai tội danh là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội làm giả con dấu cơ quan, tổ chức.
>>Xem thêm: Cảnh báo các dạng lừa đảo
Lừa đảo qua mạng bị xử phạt thế nào?
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đọc thêm: Luật về quyền sở hữu trí tuệ