Sự ra đời và phát triển của pháp luật có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của một đất nước. Pháp luật là do nhà nước ban hành, phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, đồng thời pháp luật cũng được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bởi vậy một đất nước sẽ không thể tồn tại và phát triển ổn định nếu thiếu pháp luật. Trong tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước cũng như việc hội nhập với kinh tế quốc tế, vai trò của pháp luật ngày một quan trọng.
Nội dung chính
1. Khái niệm về pháp luật và kinh tế, mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
1.1. Khái niệm pháp luật và kinh tế:
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Nó là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nó cũng là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ.
Xem thêm: Vai trò của pháp luật đối với kinh tế
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Cũng có thể hiểu, kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
1.2. Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế.
Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định.
Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập với nhau thì trong quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau. Cơ cấu pháp luật cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó.
Với vai trò quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau có các quy định pháp luật khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống kinh tế không chỉ ở chỗ các nền kinh tế có cùng loại, mà còn ở chỗ các nền kinh tế cùng loại có cùng trình độ phát triển hay không.
Đọc thêm: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1.3. Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế.
Xem thêm: Kiểu pháp luật là gì? Tìm hiểu các kiểu pháp luật trong lịch sử?
Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định.
Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập với nhau thì trong quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau.
Cơ cấu pháp luật cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó. Với vai trò quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau có các quy định pháp luật khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống kinh tế không chỉ ở chỗ các nền kinh tế có cùng loại, mà còn ở chỗ các nền kinh tế cùng loại có cùng trình độ phát triển hay không.
Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, và pháp luật cũng có thể tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế theo hai hướng, kìm hãm hoặc thúc đẩy. Một khi pháp luật phù hợp và phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế, nó sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên, ngược lại, khi những quy định của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng.
2. Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
Tham khảo thêm: Bộ luật hình sự là gì ? Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?
Với đặc điểm riêng biệt của mình, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình. Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn. Nó góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế, điều đó được thể hiện ở một số điểm quan trọng sau:
– Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, chính sách tài chính…, qua đó góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động đến sự tăng trưởng và ổn định, cân đối nền kinh tế. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Thông qua pháp luật, Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích mong muốn. Chính sách kinh tế của nước ta hiện nay được xác định trong điều 15 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Chính sách kinh tế của Nhà nước ta luôn hướng tới mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thông qua pháp luật, nhà nước ta xác định các hình thức sở hữu trong xã hội, từ đó tác động tới quan hệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền sản xuất xã hội. Đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, pháp luật cũng đã có những điều chỉnh mang tính định hướng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước. Chẳng hạn, việc quy đinh về các hình thức sở hữu trong xã hội được thể chế trong chương II Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Việc thừa nhận kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài dưới nhiều hình thức, bên cạnh việc củng cố, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể thông qua pháp luật là một bước đi phù hợp với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới. Trước tình hình hội nhập với quốc tế, việc điều chỉnh trong pháp luật đã giúp nước ta phá bỏ được nhiều trở ngại trong tiến trình phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như trong các quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
– Pháp luật thể chế hóa các chính sách kinh tế của nhà nước, điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục ký kết các hợp đồng kinh tế, trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể. Thông qua các quy định đó, việc tổ chức và quản lý nền kinh tế của Nhà nước mới có hiệu quả, giúp cho kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối. Nó biến các nhu cầu sản xuất, kinh doanh thành quyền pháp định và thậm chí cao hơn là quyền Hiến định. Nhu cầu kinh doanh cũng như sản xuất trong nền kinh tế là nhu cầu mang tính xã hội, vì vậy, việc biến những nhu cầu xã hội này thành quyền Hiến định hay pháp định là tiền đề để thúc đấy kinh tế phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc thể chế kinh tế thông qua pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn, tạo khung khổ cho việc tổ chức và hoạt động của nền kinh tế. Nó góp phần đồng bộ hoá hệ thống thị trường, từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thị trường của nền kinh tế thị trường nước ta. Không chỉ vậy, pháp luật còn tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực là tạo ra cơ chế năng động, sáng tạo và hiệu quả thì cũng tồn tại những mặt tiêu cực như chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu xã hội, phân hóa giàu nghèo… thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách mà nhà nước ta có thể điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực đó.
Có thể thấy được, trong thời kỳ hiện nay, pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. thiều pháp luật, nền kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường định của nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ rất khó vận hành hoặc vận hành không có hiệu quả, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và không thể kiểm soát. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế là không thể phủ nhận. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những bước đi kinh tế của nước ta có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, hiện đại với một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đọc thêm: Hệ thống pháp luật là gì ? Đặc điểm, cấu trúc, ý nghĩa về hệ thống pháp luật