Trong quá trình kinh doanh thì việc phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Trong đó, không phải đơn vị nào cũng nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ này mà lại có hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình kê khai. Đối với những trường hợp này cơ quan nhà nước sẽ thực hiện truy thu thuế đối với phần thực hiện nghĩa vụ theo quy định.
Xem thêm: Truy thu thuế
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Truy thu thuế là gì?
Thuế bị truy thu là các loại thuế chưa được thanh toán một phần hoặc toàn bộ trong năm khi chúng đáo hạn. Việc truy thu thuế là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.
Thuế bị truy thu không được trả lại có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều người nộp thuế không có đủ phương tiện để chi trả. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, chính phủ có thể thực hiện một số chiến lược để xử lí các khoản thuế bị truy thu, chẳng hạn như các khoản phí cấp bách, yêu cầu người nộp thuế phải trả tiền ngay lập tức hoặc đôi khi đưa ra một chương trình tiết lộ tự nguyện giúp tránh các cáo buộc hình sự và cho phép nhiều lựa chọn thanh toán.
2. Truy thu thuế trong tiếng anh là gì?
– Truy thu thuế trong tiếng anh là Back Taxes
– Định nghĩa về truy thu thuế trong tiếng anh được hiểu như sau:
Tax arrears are administrative decisions that require subjects who have not fully paid taxes to fulfill their obligations, need not be decisions on sanctioning administrative violations, and the cause of the late tax payment may be due to subjective, objective intentional or inadvertent violation. If it is determined that the late payment of tax is due to an intentional violation of the law, the competent agency may issue a decision to sanction the administrative violation, even having criminal liability for the violator.
– Một số từ vựng tiêu biểu có liên quan trong cùng lĩnh vực thuế như:
Xem thêm: Thời hiệu xử phạt, thời hạn truy thu thuế và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
1-Tax: thuế
2-Registrate: đăng ký thuế
3-Imposea tax:ấn định thuế
4-Refund of tax: thủ tục hoàn thuế
5- Tax offset: bù trừ thuế
6-Examine: kiểm tra thuế
7-Declare: khai báo thuế
8-License tax: thuế môn bài
Xem thêm: Quy định về việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp
9-Company income tax: thuế thu nhập doanh nghiệp
10-Personal income tax: thuế thu nhập cá nhân
11-Value added tax: thuế giá trị gia tăng
12-Income tax: thuế thu nhập
13-Input sales tax: thuế giá trị gia tăng đầu vào
14-Output sales tax: thuế giá trị gia tăng đầu ra
15-Capital transfer tax: thuế chuyển nhượng vốn
16-Export/Import tax: thuế xuất, nhập khẩu
Xem thêm: Truy thu thuế là gì? Quy định về truy thu thuế doanh nghiệp khai thiếu?
17-Registration tax: thuế trước bạ
18-Excess profits tax: thuế siêu lợi nhuận
19-Indirect tax:thuế gián thu
Đọc thêm: Tra mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
20-Direct tax: thuế trực thu
3. Khi nào bị truy thu và quy định về thời hạn truy thu thuế?
Thứ nhất, trường hợp bị truy thu thuế
Về hành vi
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp vấn đề nộp các khoản thuế đã được quy định vừa là nghĩa vụ vừa là các gánh nặng nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp thực hiện hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình kê khai thuế.
Các hành vi trốn thuế tùy từng mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý về hình sự, do đó các cá nhân, doanh nghiệp rất cần nắm rõ các quy định về truy thu thuế để đảm bảo tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm: Quy định về truy thu tiền lãi phát sinh từ số tiền bồi thường đất đai
Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế. Các lí do này bao gồm các hành vi như: việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định.
Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Về bản chất, truy thu thuế là quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa có nộp đủ thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không cần phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể do chủ quan, khách quan cố ý hoặc vô tình vi phạm. Nếu xác định được việc nộp thuế trễ là do hành vi cố ý vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là có trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm.
Hình thức xử phạt hành vi vi phạm
Một là, xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi trốn thuế
Theo Điêu 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi này như sau:
Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
Xem thêm: Tiền lương đối với công chức trong thời gian tập sự
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
Xem thêm: Mẫu công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội chi tiết nhất
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Tham khảo thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2022
Xem thêm: Cách tính lãi chậm đóng, truy thu bảo hiểm xã hội
7. Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Hai là, truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn thuế
Điều 200, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trốn thuế như sau:
Điều 200. Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
Xem thêm: Truy thu tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
Xem thêm: Chậm điều chỉnh thang lương đóng bảo hiểm có bị truy thu lãi không?
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
Xem thêm: Ngân hàng có quyền truy thu lại số tiền chuyển nhầm không?
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Thứ hai, thời hạn truy thu thuế
Tìm hiểu thêm: Chứng từ khấu trừ thuế tncn là gì