logo-dich-vu-luattq

Quy định về Tội trốn thuế theo pháp luật hình sự

I . Quy định về Tội trốn thuế

Điều 161. Tội trốn thuế ( BLHS 1999 – sửa đổi 2009)

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

Xem thêm: Tội trốn thuế

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

Điều 200. Tội trốn thuế ( BLHS 2015)

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

Đọc thêm: Nghị định 218 năm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Trốn thuế thu nhập cá nhân

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

II . Một số điểm mới về tội trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015

So với Điều 161 BLHS năm 1999, tội trốn thuế có những sửa đổi cơ bản sau đây:

  • BLHS năm 2015 đã liệt kê cụ thể các hành vi trốn thuế ở cấu thành cơ bản, gồm 09 loại hành vi;
  • Tăng mức định lượng số tiền trốn thuế ở các khung;
  • Bổ sung tình tiết định khung ở khoản 2 là: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội từ 2 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm (bỏ tình tiết tái phạm); bỏ tình tiết định khung 3 tại Điều 161 BLHS năm 1999 (trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác).
  • Sửa đổi hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng thay cho phạt tiền từ 1 lần đến 3 lần thuế trốn; bổ sung quy định cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
  • Tại khoản 3, bên cạnh hình phạt tù như quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 còn bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính để Tòa án lựa chọn áp dụng. Quy định này thể hiện phương châm lấy chế tài mang tính “kinh tế” để xử lý tội phạm về kinh tế.
  • Bổ sung việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân có hành vi phạm tội này.

Lưu ý:

  • Trong cấu thành cơ bản của tội này, tại điểm g, khoản 1 có quy định hành vi “cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu”; trong thực tiễn lâu nay hành vi này thường bị xử lý về tội buôn lậu, nay sẽ bị xử lý về tội trốn thuế với mức hình phạt nhẹ hơn rất nhiều.
  • Tất cả các hành vi khách quan nêu tại Khoản 1 mà nhằm mục đích trốn thuế thì mới chịu TNHS về tội trốn thuế; trường hợp người thực hiện hành vi khách quan nêu trên, ngoài việc trốn thuế mà còn xâm phạm khách thể khác của BLHS thì bị truy cứu TNHS theo điều luật tương ứng.
  • Đối với những trường hợp trốn thuế dưới 100.000.000 đồng thì phải có một trong các điều kiện khác là: Đã đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại 22 điều của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; bao gồm các điều: 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311.

Liên hệ Luật sư

Tư vấn luật về hình sự là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư giỏi về pháp luật hình sự phụ trách tư vấn và tham gia tranh tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách.Luật sư hình sự: 0967 370 488 0902640246

Tham khảo thêm: Cách đăng ký mã số thuế cá nhân online

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !