Luật sư phân tích:
Nội dung chính
1. Tội phạm là gì ?
Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại điều 8, bộ luật hình sự 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Xem thêm: Tội phạm hình sự
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm tội phạm đã trải qua nhiều năm lập pháp nhưng nội hàm của khái niệm này vẫn không có những thay đổi về bản chất nó vẫn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và chỉ bị xử lý khi hành vi đó được quy định cụ thể trong luật hình sự.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162
2. Phân loại tội phạm
>> Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tại điều 9 của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi mà tội phạm cũng được phân thành 4 loại:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ?
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 của bộ luật hình sự 2015 như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Do đó, người tử đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
4. Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?
Cố ý phạm tội được quy định tại điều 10 của Bộ luật hình sự 2015 thì:
>> Xem thêm: Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Đọc thêm: Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Còn vô ý phạm tội được quy định tại điều 11 của Bộ luật hình sự 2015:
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
5. Một số ví dụ về tội phạm.
Thưa luật sư, xin luật sư tư vấn giúp em về chuyện sau: em năm nay đang học lớp 12 nhưng chưa đủ 18 tuổi, có quen một người bạn gái chung lớp cũng hiện chưa đủ 18 tuổi. sau một thời gian, chúng em có quan hệ tình dục nhưng không biết bạn gái em đã có thai. Đến nay thai nhi đã 9 tuần tuổi, gia đình hai bên cũng chỉ mới biết tin. Hiện gia đình bạn gái em đòi gửi đơn kiện em ra tòa. Luật sư cho em hỏi nếu em bị kiện, em sẽ có thể chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Việc chúng em quan hệ là tự nguyện, không có sự ép buộc. Nhưng nếu bạn gái em kiện em cố ý, không thể chống cự, thì em sẽ bị xử lý ra sao? Xin luật sư tư vấn giúp em, em xin cảm ơn!
>> Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về tội cho vay nặng lãi theo luật hình sự ?
Việc quan hệ là hoàn toàn tự nguyện và tại thời điểm quan hệ thì bạn và bạn gái đều chưa đủ 18 tuổi, tuy nhiên bạn có cung cấp là năm bạn đã học lớp 12 nên chúng tôi có thể hiểu là năm nay mình đã 17 tuổi rồi. Khi cả hai đã trên 16 tuổi và việc quan hệ là hoàn toàn tự nguyện thì bạn sẽ không phải vi phạm pháp luật hình sự trong trường hợp này.
Thưa luật sư, cho em hỏi,năm nay bạn em 18t và quan hệ trẻ em dưới 16t đã có thai và gia đình bé đã kiện nhưng hai bên tình nguyện và gia đình bé đã bãi nại vậy bên tội phạm có thể treo án không ? Cảm ơn!
>> Trong trường hợp này thì bạn đã 18 tuổi và bạn gái dưới 16 tuổi việc quan hệ là tự nguyện nên bạn sẽ phạm phải tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy đinh tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
” Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
gười từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
>> Xem thêm: Tội đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào theo bộ luật hình sự mới 2022 ?
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Tham khảo thêm: Trộm bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
” Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
>> Xem thêm: Tội phạm là gì ? Khái niệm tội phạm theo luật hình sự mới nhất
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức..”
Do đó trong trường hợp này thì đối với tội được quy định tại Điều 145 bộ luật hình sự không phải là tội được quy định tại điều 155 trên do đó nếu người bị hại có rút đơn khởi kiện thì cơ quan công an, tòa án, viện kiểm soát vẫn có quyền khởi tố vụ án này.
Chào Luật sư ạ, em sinh năm 1995 còn người yêu em sinh ngày 8/2/2000 và chúng em đã có quan hệ tình dục với nhau qua tự nguyện ạ, cho em hỏi nếu giờ gia định bạn biết chuyện 2 đứa em quan hệ với nhau và làm đơn kiện thì em có bị chịu hinh phạt gì không ạ ? E cảm ơn Luật sư ạ
>> Trường hợp của bạn là hiện tại bạn 21 tuổi còn bạn gái là hơn 16 tuổi, việc quan hệ là hoàn toàn tự nguyện do đó bạn không phạm phải tội hiếp dâm hay giao cấu với trẻ em.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự, quý khách có thể liên hệ trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn thông qua tổng đài tư vấn luật hình sự: 1900.6162 hoặc đặt lịch để được tư vấn pháp luật hình sự trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Minh Khuê. Chúng tôi sẵn sàng cử luật sư tham gia bào chữa khi bạn hoặc người thân bị cáo buộc phạm tội và đứng trước nguy cơ bị phạt tù.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê
–
THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
>> Xem thêm: Tội trốn thuế theo quy định mới nhất của luật hình sự
1. Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật;
2. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự;
3. Dịch vụ luật sư bào chữa tại tòa án;
4. Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự;
5. Luật sư tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp;
6. Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;
Đọc thêm: Nộp án phí hình sự ở đâu