logo-dich-vu-luattq

Tòa án là cơ quan gì

NỘI DUNG TƯ VẤN

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Xem thêm: Tòa án là cơ quan gì

Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014

1. Quy định chung của pháp luật về tòa án

Ở Việt Nam, Toà án là một trong những cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Theo Hiến pháp năm 1946, các toà án được gọi là cơ quan tư pháp. Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự là các cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và theo quy định tại Điều 47 Hiến pháp năm 1946, thì Quốc hội có thể quyết định việc thành lập toà án đặc biệt.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng nhà nước có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Còn ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy định của pháp luật. Chế độ bầu cử thẩm phán nhân dân được thực hiện ở toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kì luật định. Quốc hội bầu và bãi miễn chánh án Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng nhà nước cử và bãi nhiệm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, thẩm phán và hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao. Hội đồng nhân dân các cấp bầu và bãi miễn các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp. Theo Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001, Toà án nhân dân tối cao, cố toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sư và các toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định việc thành lập toà án đặc biệt. Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kì của thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kì của hội thẩm nhân… do luật định, riêng chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Đối với các toà án nhân dân địa phương, việc quản lí về mặt tổ chức có sự biến động so với trước đây. Từ năm 1946 đến 1960 do Bộ Tư pháp quản lí. Từ năm 4960 đến 4980 do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lí. Từ năm 1980 đến năm 1992 do Bộ Tư pháp cùng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lí; từ năm 1992 đến năm 2001 do Bộ Tư pháp quản lí. Từ năm 2002 đến nay do Chánh án Toà án nhân dân tối cao trực tiếp quản lí.

2. Ý nghĩa của việc hình thành toà án nhân dân

Toà án là cơ quan xét xử, thuộc hệ thống ngành tư pháp của nước ta. Hệ thống toà án có vai trò giữ vững công lý, công bằng trong các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, tất cả cả vấn đề xung đột trong cuộc sống, các vấn đề trong tranh chấp trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án giải quyết tất cả các lĩnh vực bao gồm hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của toà. Toà án là cơ quan tài phán cuối cùng có quyền quyết định, quyền phán xét định tội, định khung hình phạt, mức hình phạt của tội phạm, phân xử vấn đề tranh chấp về quyền lợi tài sản của nguyên đơn bị đơn, thiệt hại về sức khoẻ tính mạng con người thì được bồi thường bao nhiêu, phương thức bồi thường như thế nào, lao động không được trả lương bị người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được đảm bảo các quyền lợi gì…..Một đất nước được hình thành để đảm bảo trật tự, ổn định đời sống và phát triển các vấn đề nền tảng của xã hội thì không thể thiếu được hệ thống toà án nhân dân.

3. Tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân

>&gt Xem thêm: Khái niệm về cổ đông và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần ?

Hệ thống tòa án nhân dân gồm có các toà án sau đây:

– Toà án nhân dân tối cao.

– Toà án nhân dân cấp cao.

– Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

– Toà án quân sự (Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014).

Toà án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng. Các toà án nhân dân địa phương và các toà án quân sự chịu sự hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về đường lối xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu ữách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chánh án toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp ở địa phương.

3. Bộ máy giúp việc cho các toà án nhân dân các cấp

Tham khảo thêm: Tòa án nhân dân quận tân bình

>&gt Xem thêm: Chánh văn phòng là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Chánh Văn Phòng

4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân

>&gt Xem thêm: Thẩm phán là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán

Theo Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014: Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân sẽ được phân theo cấp, mỗi cấp sẽ có phạm vi thẩm quyền khác nhau:

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao:

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

>&gt Xem thêm: Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân cấp cao:

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Đọc thêm: Tòa án nhân dân quận tân phú

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân cấp tỉnh:

1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.

4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân cấp huyện:

1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

>&gt Xem thêm: Uỷ ban nhân dân là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân?

2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

5. Thẩm quyền thành lập, giải thể Toà án nhân dân các cấp

Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Còn Thẩm phán được đảm nhiệm vị trí theo chế độ bổ nhiệm, còn Hội thẩm nhân dân thực hiện chế độ bầu với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Mọi vướng mắc pháp lý về tố tụng hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê (biên tập)

Đọc thêm: Giấy triệu tập của tòa án

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !