Điều đó có nghĩa là: Về thuế thu nhập cá nhân: Phần chi trong mức quy định của quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và phần vượt trên mức quy chế thì phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Về thuế thu nhập cá nhân: Phần chi trong mức quy định của quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần vượt trên mức quy chế thì bị loại khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, tức là chi cho nhân viên trong công ty đi công tác trong 1 ngày không giới hạn 300.000đ/người/ngày nữa hay mức chi trong ngày hợp lý là được ? một tháng đi công tác 15 ngày mà không khoán có được không?
Xem thêm: Tiền công tác phí có tính thuế tncn không
Xin cảm ơn luật sư!
>> Luật sư tư vấn quy định về chế độ công tác phí theo luật, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phân tích những vấn đề pháp lý căn bản liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, từ đó có cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý trả lời cho câu hỏi của Bạn, cụ thể:
Nội dung chính
1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
2. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, (Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012), đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
=> Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế, bao gồm:
+ Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập từ kinh doanh thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
Tìm hiểu thêm: Thuế tncn cho người nước ngoài
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
+ Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập từ đầu tư vốn thuộc thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
– Tiền lãi cho vay;
– Lợi tức cổ phần;
– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác trừ trái phiếu Chính Phủ.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
+ Thu nhập từ trúng thưởng thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
– Trúng thưởng xổ số;
– Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
– Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.
Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế và các loại thuế hộ kinh doanh cá thể PHẢI NỘP
+ Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
+ Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện luật định. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
+ Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
Áp dụng đối với các khoản thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
3. Tiền công tác phí có phải nộp thuế thu nhập cá nhân ?
3.1 Quy định về giới hạn mức chi tiền công tác phí theo ngày ?
Theo quy định tạiThông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đã bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, do đó sẽ do quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tạiKhoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
– Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
– Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
Theo Công văn 3997/TCT-DNL Tổng cục thuế ngày 16/09/2014 hướng dẫn :
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển”.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao cho cá nhân tự mua vé máy bay, thanh toán bằng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng mang tên cá nhân, sau đó về thanh toán lại với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ, chứng từ chứngminh khoản chi phí này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: vé máy bay, thẻ lên máy bay (trường hợp thu hồi được thẻ), các giấy tờ liên quan đến việc điều động người lao động đi công tác có xác nhận của doanh nghiệp, quy định của doanh nghiệp cho phép người lao động thanh toán công tác phí bằng thẻ cá nhân do người lao động được cử đi công tác là chủ thẻ và thanh toán lại với doanh nghiệp, chứng từ thanh toán tiền vé của doanh nghiệp cho cá nhân mua vé kèm theo chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân tham gia hành trình vận chuyển thì doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ nêu trên. Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa ra mức khoán chi phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mà không phải bị giới hạn mức chi.
3.2. Trong trường hợp công tác 15 ngày mà không khoán có được không ?
Theo như quy định tại thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên, thì khoản chi cho người lao động trong thời gian 15 ngày mà không khoán thì phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì sẽ được đưa vào chi phí.
Trường hợp mà doanh nghiệp đã khoán tiền đi lại, ở, phụ cấp trong quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì phải thực hiện theo mức khoán chi của doanh nghiệp.
Ngoài ra theo Công văn 69792/CT-TTHT Cục thuế thành phố Hà Nội, ngày 10/11/2016 có hướng dẫn :
Trường hợp Công ty có khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại,… cho người lao động phù hợp với mức khoán chi quy định tại quy chế tài chính hoặc quy chếnội bộ của doanh nghiệp thì Công ty được tính khoản chi này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Người lao động nhận khoản chi trong mức khoán của Công ty thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Trường hợp Công ty chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
rên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến : 1900.6162. Trân trọng cảm ơn!
Tìm hiểu thêm: Hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào