Theo một số nội dung của dự Luật thuế tài sản từng được Bộ Tài chính lấy ý kiến, sẽ đánh thuế với nhà nhưng ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng. Phần giá xây dựng nhà tính thuế trên 700 triệu đồng có thuế 0,4%…
Nên thế hay chỉ đánh thuế nhà đất bỏ hoang? Có thuế chồng thuế và nên thế nào để không thêm gánh nặng cho người dân? Để giải đáp, phân tích, nhiều chuyên gia đã cùng lên tiếng với Tuổi Trẻ.
Xem thêm: Thuế nhà ở
Cẩn thận thuế chồng thuế
Ông Nguyễn Quốc Khánh, phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh với đầu tư kinh doanh bất động sản hiện Nhà nước đã đánh thuế đầu vào như tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng, phí trước bạ…, các chi phí đầu vào này đều được tính vào giá nhà ở.
Ông Nguyễn Văn T., lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản, lo lắng việc đánh thuế tài sản sẽ thuế chồng thuế, không giúp giảm giá nhà đất. Bộ Tài chính vừa xin ý kiến nhưng chỉ nói tên đầu luật, còn cụ thể thế nào chưa nói.
Cần nêu rõ nội dung để còn biết mà góp ý, chứ nhiều người ủng hộ mà không nhớ cụ thể dự thảo đã được đề xuất. Nếu vẫn theo dự thảo Bộ Tài chính xin ý kiến năm 2018 thì nhiều người dân sẽ bị đánh thuế, bởi giá xây dựng nhà dưới 700 triệu đồng giờ không nhiều.
Công nhận nhiều ý kiến kiến nghị đánh thuế tài sản để giảm đầu cơ nhưng ông T. băn khoăn hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định tỉ lệ đầu cơ là bao nhiêu, có đáng kể so với nhu cầu thực. Kinh nghiệm bao nhiêu năm, theo ông T., giá nhà đất cao hiện nay một phần quan trọng là do cung không đủ cầu, rất nhiều dự án ở Hà Nội, TP.HCM “đứng hình” do vướng mắc pháp lý.
Tìm hiểu thêm: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Nếu giá cao do thiếu cung mà đi đánh thuế tài sản vào nhà có giá trị trên 700 triệu đồng của người dân thì sợ… trật.
Quan điểm về đưa thêm loại thuế mới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng nhấn mạnh: bất động sản hiện có nhiều loại thuế, vì vậy khi ban hành thêm một sắc thuế mới cần được đánh giá rất kỹ tác động tới thị trường.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, thị trường bất động sản luôn có cả người mua để sử dụng và người mua để đầu tư. Nếu Nhà nước “bóp” chặt quá, đột ngột có thể dẫn tới thị trường rơi vào tình trạng đóng băng.
Trong khi nguồn thu của các địa phương hiện nay có một phần không nhỏ từ thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng nhà đất. Đầu tư bất động sản phải có chênh lệch địa tô thì thị trường mới hấp dẫn được nhà đầu tư, giờ đánh thuế tài sản sẽ ảnh hưởng lớn.
Cũng theo phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, khi đánh thuế tài sản, cần lưu ý tới đặc thù xã hội Việt Nam. Các nước phát triển họ có chế độ lương, đóng bảo hiểm cao nên người già, hết tuổi lao động hoàn toàn có thể sống nhờ lương hưu, phúc lợi xã hội lúc về già.
Nhưng ở Việt Nam chế độ lương hưu, phúc lợi xã hội khi lao động nghỉ hưu khá thấp, trượt giá lớn, lãi suất ngân hàng không cao nên nhiều người sau cả quãng đời tích lũy, lúc về già đầu tư căn nhà như một phần bảo đảm cuộc sống. Nên việc đánh thuế tài sản cần cân nhắc cả yếu tố xã hội.
Phải cân nhắc rất kỹ
Tham khảo thêm: Giấy phép kinh doanh có phải là mã số thuế
Một trong những hướng đánh thuế tài sản mà nhiều người đề nghị là sẽ đánh từ căn nhà thứ 2 trở lên. Tuy nhiên, trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Sinh công nhận hiện Bộ Xây dựng… chưa có số liệu thống kê số người có nhà ở thứ 2 trở lên.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phí Thị Hương Nga – phó vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê – cho biết diện tích nhà ở hiện có và sử dụng vào năm 2019 là 2.232 triệu m2, trung bình mới đạt khoảng 23,14m2 nhà ở/người (số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở được Tổng cục Thống kê công bố 5 năm 1 lần).
Theo một số chuyên gia, bình quân diện tích nhà ở trên đầu người tại Việt Nam kể trên chưa phải cao.
Vấn đề cần được tính toán xem giá nhà đất tại Việt Nam có phải tăng do đầu cơ là nguyên nhân chính không. Trong khi thực tế, ở một số thành phố lớn, nguồn cung căn hộ đang rất hiếm, do vướng mắc pháp lý kiến nghị lâu chưa được giải quyết, cán bộ không dám ký.
Cung không đủ cầu nên giá tăng, doanh nghiệp phải chạy dạt về các tỉnh ven các trung tâm đô thị lớn để đầu tư. Vì vậy, phải nhận định rõ nguyên nhân chính để có giải pháp trúng, phù hợp. Tránh giá cao do nguyên nhân chính là cung thiếu lại đi đánh thuế tài sản vào lúc người dân đang khó khăn do dịch bệnh, giá cả đang tăng cao… sẽ gây khó khăn kép.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị nên xây dựng chính sách thuế theo hướng: kể cả với nhà ở trên 700 triệu hay căn thứ 2, nếu người dân họ mua để làm xưởng sản xuất, kinh doanh, trường mầm non, nhà ở cho công nhân… thì Nhà nước cũng cần khuyến khích.
Nếu đánh thuế thì dễ thuế chồng thuế, tất cả lại cộng dồn vào cho người tiêu dùng cuối cùng phải chịu.
Tham khảo thêm: Các loại thuế phải nộp khi xây dựng nhà ở