“Hiện nay tôi đang thử việc trước khi chính thức ký hợp đồng lao động. Vậy thời gian thử việc đó có thu nhập có phải tính thuế TNCN không và tính như thế nào? Có được giảm trừ thuế không và căn cứ theo quy định nào?” Có nhiều công việc với mức lương khá cao ngay từ giai đoạn thử việc, người sử dụng lao động luôn muốn nâng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, và tiền lương của người lao động luôn là một trong những khoản chi phí không thể bảo qua trong báo cáo thuế – tài chính. Đi liền với vấn đề lương là thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Vậy, thời gian thử việc lĩnh lương có phải đóng thuế TNCN hay không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi đó.
Xem thêm: Thử việc có đóng thuế tncn không
Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến thử việc, hợp đồng thử việc miễn phí: 1900.6568
1. Lao động thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Nghị định 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lương, tiền công là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Vậy, tiền lương, tiền công từ lao động nói chung và lao động thử việc, lao động mùa vụ, lao động thời vụ dưới 3 tháng nói riêng đều là đối tượng điều chỉnh và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân của Luật thuế hiện hành.
Tuy nhiên, không phải 100% mức tiền lương thử việc đều phải đóng 10% thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần 2.
2. Cách tính thuế TNCN phải nộp đối với lao động thử việc
Trước tiên, các bạn cần xác định mức tiền lương thử việc tính thuế: Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1 quy định về khấu trừ thuế như sau:
“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lương tháng 13 và thưởng tết
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
….
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.……”.
Như vậy, thuế đối với tiền lương, tiền công thử việc được tính bằng 10% tiền lương đối với những cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên. Ví dụ:
Người lao động A, có 02 tháng thử việc, tháng thử việc thứ nhất họ làm được 14 ngày với mức là 1.800.000đ; tháng thử việc thứ 2 họ làm được hết tháng và lương họ tính được là 3.600.000đ. Vậy tiền thuế TNCN được xác định như sau:
Xem thêm: Lao động đang thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không?
Tại tháng thứ nhất, mức thu nhập dưới 2 triệu đồng, không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tại tháng thứ hai, mức thu nhập trên 2 triệu đồng, phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập, cụ thể: Thuế TNCN = 10% x 3.600.000đ = 360.000đ. Doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với khoản chi phí này trước khi trả lương cho người lao động.
3. Quy định giảm trừ gia cảnh trong thời gian thử việc
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân có thu nhập chịu thuế được giảm trừ gia cảnh bằng 9.000.000đ/tháng, một năm được giảm trừ gia cảnh bằng 9 triệu x 12 = 108 triệu đồng.
Từ quy định trên nhận thấy:
– Thứ nhất, nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
– Thứ hai, nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn:
+ Khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
Xem thêm: Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?
+ Nếu cá nhân làm Bản cam kết 23/CK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế TNCN.
Như vậy, trường hợp cá nhân được xác định chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân được giảm trừ gia cảnh với điều kiện người lao động đó phải đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, và không phát sinh các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, từ thiện, nhân đạo,… và làm cam kết 23 theo mẫu.
Nội dung chính
- 1 1. Nộp thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
- 2 2. Quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc
- 3 3. Quy định tính thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
- 4 4. Tạm thời khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
- 5 5. Thời gian thử việc có được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
1. Nộp thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư! Tôi hiện là nhân viên tư vấn cho vay tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính và đang trong hai tháng thử việc chưa ký hợp đồng lao động. Lương cơ bản là 2.890.000 đồng/tháng, phụ cấp tiền ăn trưa là 650.000 đồng/tháng. Tôi bắt đầu đi làm ngày 3/10/2014, công ty tính lương đến ngày 19 nên tháng vừa rồi lương và phụ cấp ăn trưa khoảng 1900.000 đồng được trả vào ngày 31/10/2014. Đến khoảng ngày 10/12/2014, tôi mới hết hai tháng thử việc và ký hợp đồng lao động. Trong thời gian thử việc, tôi sẽ bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.
Khi tra cứu mã số thuế online thì tôi đã có mã số thuế được cấp vào ngày 13/09/2013 do Chi cục thuế Quận 5 TPHCM cấp. Do từng làm nhiều công việc bán thời gian và thời vụ trong thời gian còn là sinh viên nên tôi không nhớ rõ MST được cấp cho công việc nào.
Luật sư cho tôi hỏi nếu sau khi ký hợp đồng lao động thì tôi có được hoàn lại thuế TNCN vào cuối năm không? Tôi có thể làm biểu mẫu cam kết 23 có nguồn thu nhập duy nhất để không bị trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Xin cảm ơn Luật sư! Chúc Luật sư sức khỏe và thành công.
Luật sư tư vấn:
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động thử việc mới chuẩn nhất năm 2022
Theo quy định tại điều 22, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có quy định về biểu thuế tính thu nhập cá nhân như sau:
Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế và các loại thuế hộ kinh doanh cá thể PHẢI NỘP
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế và các loại thuế hộ kinh doanh cá thể PHẢI NỘP
(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Như vậy, theo quy định của điều luật trên thì mức lương hiện tại của bạn là 2.890.000 đồng/tháng, theo đó mức lương này không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
Về việc trong thời gia thử việc anh bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân thì Căn cứ quy định tại điểm i, khoản 1, điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15-8-2013 của Bộ Tài Chính, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Theo trường hợp bạn nêu, công ty phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Do đó, kể cả ngay khi bạn được ký hợp đồng lao động vào cuỗi năm cũng không được hoàn lại thuế.
Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 6/11/2013) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
2. Quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú mới nhất năm 2022
Tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: tôi muốn ký hợp đồng với một công ty nhưng phía công ty yêu cầu tôi thử việc 3 tháng. Vậy xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về thời gian thử việc? Và tôi có được nhận trợ cấp gì trong thời gian thử việc hay không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bộ luật lao động năm 2012 quy định về vấn đề thủ việc tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 của bộ luật.Theo đó, Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
Thời gian thử việc phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ phức tạp của công việc, nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
– Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Đọc thêm: Thuế gián thu là gì ? Đặc điểm, phân loại thuế gián thu ?
Về tiền lương trong thời gian thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Xem thêm: Công văn 49524/CT-TTHT năm 2017 hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy việc công ty yêu cầu bạn thử việc trong 3 tháng là không đúng (vì thời gian thử việc tối đa là 60 ngày). Nếu bạn đã thực hiện hoạt động thử việc thì một tháng còn lại được giải quyết quyền và nghĩa vụ như đã kí hợp đồng chính thức. trong thòi gian thử việc bạn sẽ được hưởng mức lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó khi làm việc chính thức.
3. Quy định tính thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
Thời gian thử việc theo quy định tại Điều 27 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
– Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Xem thêm: Công văn số 2337/TCT-TNCN về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên người nước ngoài.
Tiền lương trong thời gian thử việc theo quy định tại Điều 28 Luật lao động 2012 như sau:
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Cách tính thuế trong thời gian thử việc:
Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhânchưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
4. Tạm thời khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau: trước kia em có làm việc cho một công ty nhưng sau 2 tháng thử việc em nghỉ và làm ở công ty mới. Cho em hỏi là trong thời gian thử việc tại công ty mới em có được làm cam kết 02 tháng tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân vì thu nhập của em chưa đến mức phải nộp thuế. Em đã có mã số thuế cá nhân.Thu nhập của em có thuộc trường hợp có duy nhất thu nhập tại tổ chức khấu trừ thuế không ạ?
Luật sư tư vấn:
Thông tư 111/2013/TT-BTC Điều 25, Khoản 1 quy định về khấu trừ thuế như sau:
“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. ……”
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết
Theo đó, nếu cá nhân kí hợp đồng lao động dưới 03 tháng, tức là bao gồm hợp đồng thử việc, nếu được chi trả trên 2.000.000 thì phải nộp 10% thuế thu nhập. Tuy nhiên, nếu chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm Bản cam kết 23/CK-TNCN, khi đó công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập của bạn. Trường hợp của bạn là thu nhập duy nhất tại công ty và có mã số thuế cá nhân rồi thì có thể làm bản cam kết tạm thời chưa khấu trừ thuế.
5. Thời gian thử việc có được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh/Chị cho em hỏi như sau: Em vào công ty làm việc ngày 3/8/2016 ký hợp đồng thử việc 30 ngày với mức lương 3.8 triệu thì công ty có cho em làm bản cam kết giảm trừ thuế (mẫu thông tư 92/2015) để đăng ký lúc đó em có cung cấp mã số thuế ngay lúc em vào nhận việc nhưng khi em nhận được lương tháng 8 thì trong đó em thấy công ty khấu trừ lương em 10% thuế. Em có hỏi thì công ty trả lời em làm không đủ năm nên bị khấu trừ. Anh/chị cho em hỏi công ty làm vậy có đúng theo quy định của cơ quan thuế không Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Bạn có nêu bạn vào công ty làm việc ngày 3/8/2016 ký hợp đồng thử việc 30 ngày với mức lương 3.8 triệu thì công ty có cho bạn làm bản cam kết giảm trừ thuế (mẫu thông tư 92/2015) để đăng ký. Lúc đó bạn có cung cấp mã số thuế ngay lúc bạn vào nhận việc nhưng khi bạn nhận được lương tháng 8 thì trong đó bạn thấy công ty khấu trừ lương bạn 10% thuế.
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Còn nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn thì:
+ Khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Nghị định 65/2013/NĐ-CP: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Cụ thể:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác.
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
Luật sư tư vấn pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:1900.6568
+ Nếu cá nhân làm bản cam kết 23/BCK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi bạn thử việc tại công ty và được trả mức lương 3.8 triệu (trên 2 triệu/tháng) thì trước khi trả tiền lương thử việc cho bạn, công ty sẽ khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, bạn có nêu khi vào công ty bạn đã làm bản cam kết giảm trừ thuế (theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) thì nếu đây là nguồn thu nhập duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty bạn phải căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế.
Kết thúc năm tính thuế, công ty bạn vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice được nhiều DN FDI tin dùng