Nội dung chính
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Xem chi tiết: Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam không?
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)
Xem chi tiết: 7 quy định mới từ năm 2021 liên quan đến mọi hộ kinh doanh
Nhiều quy định mới về thành lập hộ kinh doanh (Ảnh minh họa)
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
Tìm hiểu thêm: Thủ tục phá sản doanh nghiệp
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:
+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Xem chi tiết: 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh mới nhất
Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
1. Thành phần hồ sơ:
STT
Tên tài liệu
1
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
2
Tìm hiểu thêm: Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
3
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
4
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
5
Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Xem chi tiết: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định mới nhất 2021
2. Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
4. Lệ phí giải quyết
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Xem chi tiết: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Nộp như thế nào?
Trên đây là hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể hiện nay. Nếu còn băn khoăn, Quý khách vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ chi tiết.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục nhận nuôi con nuôi