Nội dung chính
1. Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?
Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022
Trả lời:
Thuận tình ly hôn là việc giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân khi cả vợ và chồng đều tự nguyện ly hôn, thỏa thuận được chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con… theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình mất bao lâu
Mặc dù vậy, trong thời gian giải quyết ly hôn, Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của các đương sự (theo Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Do đó, hòa giải là một trong những thủ tục không thể thiếu khi giải quyết chuyện ly hôn nói chung và ly hôn thuận tình nói riêng.
Trong việc giải quyết thuận tình ly hôn, khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu rõ:
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Như vậy, trong các văn bản pháp luật hiện nay không quy định cụ thể số lần hòa giải của Tòa án khi vợ, chồng ly hôn thuận tình. Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng chỉ quy định, căn cứ vào kết quả hòa giải để giải quyết ly hôn thuận tình như sau:
– Hòa giải thành: Vợ, chồng đoàn tụ, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.
– Hòa giải không thành: Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên khi hai người thật sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung, chăm sóc con và đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Thực tế, Tòa án sẽ triệu tập vợ, chồng 02 lần để hòa giải.
– Ở lần triệu tập thứ nhất, nếu một bên vắng mặt thì sẽ hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn yêu cầu vắng mặt, nếu hai bên vắng mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết ly hôn thuận tình.
– Ở lần triệu tập thứ hai, nếu một bên vắng mặt thì Tòa sẽ đưa ra ra xét xử nếu bên còn lại vẫn yêu cầu ly hôn…
Do pháp luật không có quy định cụ thể về số lần hòa giải tại Tòa án trong vụ ly hôn thuận tình nên để được hướng dẫn cụ thể hơn với câu hỏi của bạn, bạn có thể liên hệ 1900.6192.
Xem thêm: Có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn?
2. Nộp đơn ly hôn bao lâu thì được giải quyết?
Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022
Trả lời:
Về bản chất, thuận tình ly hôn là việc Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bởi đây là vụ việc mà các bên không có tranh chấp nhưng cần Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như chia tài sản và cấp dưỡng cho con (nếu có).
Do đó, xét thủ tục chung khi giải quyết việc dân sự, sau khi vợ chồng nộp đơn ly hôn thuận tình, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết.
Nếu đơn yêu cầu ly hôn không đủ nội dung (ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án có thẩm quyền; vấn đề cụ thể cần Tòa án giải quyết…) thì trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, vợ, chồng sẽ được Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Sau khi thụ lý, Tòa án phải thông báo cho đương sự trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thuận tình (căn cứ khoản 1 Điều 365 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Nếu vẫn không thực hiện, Thẩm phán có thể trả lại đơn ly hôn thuận tình.
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu thấy đơn yêu cầu của vợ, chồng đủ điều kiện thì sẽ thông báo cho vợ, chồng nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Nếu vợ, chồng thuộc diện được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý ngay kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu ly hôn.
Như vậy, căn cứ các quy định này, có thể thấy, thời gian Thẩm phán thụ lý đơn ly hôn thuận tình chỉ dao động khoảng từ 03 – 10 ngày và thông báo nộp lệ phí giải quyết ngay trong 05 ngày tiếp theo.
3. Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian?
Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022
Trả lời:
Như phân tích ở trên, thời gian Tòa án thông báo thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình cao nhất là 10 ngày. Sau đó, trong vòng 05 ngày, vợ, chồng thực hiện nộp lệ phí ly hôn tại Tòa.
Sau đó, theo khoản 1 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Trong thời gian này, Tòa án sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu chứng cứ.
– Triệu tập người làm chứng, giám định, định giá tài sản…
Tham khảo thêm: Bao nhiêu tuổi được kết hôn
– Mở phiên hòa giải.
– Mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình.
Nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng. Và sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày.
Do đó, việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài trong khoảng từ 02- 03 tháng tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định của pháp luật. Trong thực tế, nếu có vấn đề bất khả kháng, sự kiện khách quan khác… thì việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài hơn.
Để trình bày cụ thể vấn đề của mình cũng như xác định một cách chính xác thời gian giải quyết ly hôn thuận tình, độc giả có thể gọi điện thoại đến tổng đài 1900.6192 để gặp và trình bày trường hợp của mình với đội ngũ luật sư cũng như chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.
Xem thêm…
4. Ly hôn bao lâu thì có quyết định ly hôn?
Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà vợ, chồng không thay đổi ý kiến về việc ly hôn thuận tình thì hết 07 ngày, Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của vợ, chồng.
Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp này là người chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho vợ, chồng và Viện kiểm sát cùng cấp.
Đặc biệt, khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự khẳng định:
1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Theo quy định này, ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị thì Quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật ngay.
Trên đây là giải đáp về ly hôn thuận tình mất bao lâu thời gian? Nếu còn vướng mắc gì liên quan đến ly hôn nói chung, ly hôn thuận tình nói riêng, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được tư vấn cụ thể, chi tiết.
Tham khảo thêm: Ly thân là gì? Ly thân và ly hôn khác nhau thế nào?
>> Thủ tục ly hôn thuận tình mới nhất và những thông tin cần biết