Ngày nay, hình thức hộ kinh doanh cá thể là rất phổ biến đối với những cá nhân muốn kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Và để kinh doanh theo mô hình này, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Bài viết sau đây Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể chi tiết theo quy định năm 2022.
Nội dung chính
- 1 1. Hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh gia đình) là gì?
- 2 2. Một số lưu ý về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gia đình
- 3 3. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (gia đình)
- 4 4. Có nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể?
- 5 5.Đăng ký mà không kinh doanh có bị phạt không?
- 6 6. Dịch vụ thành lập, đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại ACC
- 7 Câu hỏi thường gặp
1. Hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh gia đình) là gì?
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Xem thêm: Thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Đặc điểm của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu muốn, chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu; trên đó có tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh và mã số thuế.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh tạm thời; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Đăng ký kinh doanh hộ cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Không bị giới hạn số lao động tối đa.
- Để tìm hiểu thêm về cách tính thuế TNCN từ chứng khoánhãy tham khảo bài viết dưới đây của ACC nhé! ACC sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
2. Một số lưu ý về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gia đình
Về chủ thể được quyền thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan
Hiện nay, phí trích lục bản đồ địa chính đang nhận được nhiều sự quan tâm. ACC có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này xem bài viết dưới đây để hiểu thêm
Về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng ký hộ kinh doanh
- Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
- Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Về địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Về đặt tên hộ kinh doanh
Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cách đặt tên khi thành lập hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Về ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
- Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt cả quá trình hoạt động.
- Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì hộ kinh doanh sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra thông báo tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Bạn cũng có thể tham khảo những điều khoản sử dụng và chính sách bảo mật của chúng tôi liên quan đến Bảng giá dịch vụ kế toán dưới đây.
Đọc thêm các lưu ý 2022 cho ngành nghề của hộ kinh doanh tại đây.
Nếu bạn đang tìm hiểu về sang tên xe máy mua ở tiệm cầm đồHãy tham khảo bài viêt sau. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn nhé!
Về việc đăng ký thuế cho hộ kinh doanh
– Cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện đăng ký thuế cho hộ kinh doanh tùy theo từng địa phương.
Tham khảo thêm: Thủ tục làm lại giấy tờ xe
– Hộ kinh doanh cần chuẩn bị: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể và CMND hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
– Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài dựa theo thu nhập; cụ thể thuế môn bài được nộp cho cả năm theo các mức sau đây:
-
- Thu nhập hơn 1.500.000 đồng/tháng: nộp 1 triệu đồng.
- Thu nhập từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/tháng: nộp 750.000 đồng.
- Thu nhập từ trên 750.000 đồng – 1.000.00 đồng/tháng: nộp 500.000 đồng.
- Thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng: nộp 300.000 đồng.
- Thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng: nộp 100.000 đồng.
- Thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống: nộp 50.000 đồng.
>> Tra cứu mã số thuế Hộ kinh doanh cá thể 2022
3. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (gia đình)
3.1. Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
- Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Trường hợp thuê mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm giấy thỏa thuận thuê mượn; hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng.
3.2. Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
3.3. Trình tự đăng ký kinh doanh hộ cá thể / hộ gia đình
3.4. Thời hạn giải quyết và chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (giấy phép kinh doanh hộ cá thể) được cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lê, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
-
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
– Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Phí đăng ký thành lập hộ kinh doanh: Mức phí phải đóng khi tiến hành làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể là 100.000 đồng/lần (được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC).
>> Tìm hiểu về Thay đổi giấy phép kinh doanh hộ cá thể
4. Có nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Nếu bạn muốn kinh doanh với các hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh buôn bán được thực hiện tại một địa điểm cố định thì bạn nên lựa chọn mô hìnhhộ kinh doanh cá thể. Bởi nócó các ưu và nhược điểm dưới đây:
5.Đăng ký mà không kinh doanh có bị phạt không?
Vì một số nguyên nhân chủ quan và khách quan đã nêu trên mà nhiều doanh nghiệp không kinh doanh dù đã thực hiện đầy đủ các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. Vậy việc Đăng ký mà không kinh doanh có bị phạt không?.
Theo quy định của luật doanh nghiệp thì khi chủ doanh nghiệp không có bất cứ hành động nào sau khi thành lập thì sẽ bị cơ quan thuế cho mã số thuế vào tình trạng người nộp thuế không hoạt động tại trụ sở chính cụ thể là nếu bạn đã đăng ký kinh doanh mà không kinh doanh, thực hiện thành lập công ty nhưng không hoạt động dẫn đến bị đóng mã số thuế thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty, doanh nghiệp đó.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục cấp lại thẻ bhyt bị mất 2019
Bên cạnh đó, việc công ty, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mà không kinh doanh sẽ có thể bị xử phạt hành chính vì các hành vi liên quan đến thuế. Việc công ty đăng ký kinh doanh mà không kinh doanh tức là không phát sinh thu nhập nên không cần phải đóng và nộp các khoản thuế liên quan. Tuy nhiên, công ty bạn có thể bị xử phạt hành chính về thuế nếu không kê khai thuế đúng thời hạn mà Điều 44, Luật quản lý thuế năm 2019 quy định
6. Dịch vụ thành lập, đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại ACC
- Giá dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói chỉ: 2.000.000 VNĐ (giá đã bao gồm lệ phí nhà nước và không phát sinh)
- Khách hàng cần cung cấp: CMND hoặc căn cước công dân sao y công chứng, hợp đồng thuê nhà
- Bao lâu có giấy: 5-7 ngày làm việc ACC sẽ gửi đến quý khách hàng giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ sở
- Thanh toán thế nào? Thanh toán trước 50%, khi nhận giấy khách hàng sẽ thanh toán phần còn lại.
- Có phải đi lại không? Khách hàng chỉ đi lại 1 lần duy nhất khi cùng ACC lấy giấy phép kinh doanh
- Có khuyến mãi gì không? ACC tư vấn miễn phí các vấn đề về thuế có lợi nhất cho cơ sở mình
>> Tìm hiểu thêm về Dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh cá thể tại TP. HCM 2022 >> Tìm hiểu thêm về Dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh cá thể tại Đồng Nai 2022
Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ?
Khách hàng chỉ cung cấp duy nhất 2 hồ sơ sau:
– Giấy tờ tùy thân của chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng; còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
– Các giấy tờ liên quan đến hộ kinh doanh sẽ được được thành lập:
-
- Bản sao chứng minh thư nhân dân chủ họ kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ;
- Chứng chỉ hành nghề, giấy phép khác đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại ACC
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể; vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ kết quả cao nhất với thời gian nhanh nhất cho quý khách.
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo.
Câu hỏi thường gặp
Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu?
Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm gì?
Chuẩn bị đăng ký và đóng thuế theo hướng dẫn của ACC tại mục Về việc đăng ký thuế cho hộ kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần những gì?
Cần cân nhắc loại hình kinh doanh hộ cá thể theo hướng dẫn tại Có nên thành lập hộ kinh doanh gia đình. Sau đó chuẩn bị hồ sơ và làm theo quy trình như ACC hướng dẫn tại mục Thủ tục.
Xem các quy định về thành lập hộ kinh doanh cá thể tại văn bản pháp luật nào?
Luật doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT
Tìm hiểu thêm: Đăng ký hộ khẩu là gì? Khái niệm về đăng ký hộ khẩu
✅ Đăng ký hộ KD cá thể ⭕ Thủ tục đơn giản ✅ Cập nhật: ⭐ 2022 ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Liên hệ ⭕ Zalo hoặc Facebook