logo-dich-vu-luattq

Thế nào là vi phạm pháp luật

1. Khái niệm vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng lệch chuẩn xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trong, nó giúp cho việc nhận diện hiện tượng xã hội này, phân biệt chúng với các hiện tượng xã hội lệch chuẩn khác, từ đó có các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa, giảm thiểu hiện tượng này trong đời sống.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Xem thêm: Thế nào là vi phạm pháp luật

2. Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật

Thứ nhất, vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người.

Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiên, hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện bằng lời nói, thảo tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.

Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi con người nhằm xác lập và duy trì trật tư xã hội. Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội chính thức thể hiện quan điểm của mình trong việc khuyến khích hay ngăn cấm một hành vi cụ thể nào đó. Do vây, phải có hành vi thực tế của chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vi phạm pháp luật không phải là suy nghĩ, ước mơ, giấc mơ của con người hay những sự biến xảy ra nằm ngoài ý thức của con người… Vi phạm pháp luật phải là kết quả của ý thức của con người, được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.

Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.

Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp luật bị coi là hành vi trái pháp luật. Đó có thể là hành vi bị pháp luật cấm, hành vi vượt qua sự cho phép của pháp luật, hành vi không thực hiện sự bắt buộc mà pháp luật hay hành vi thực hiện không đúng cách thức mà pháp luật yêu cầu. Sự quy định trước của pháp luật là cơ sở pháp lí để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể.

>&gt Xem thêm: Vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về hành vi vi phạm pháp luật

Những hành vi trái đạo đức xã hội, trái quy định của các tổ chức trong xã hội, trái phong tục tập quán nhưng không trái pháp luật không phải là vi phạm pháp luật.

Thứ ba, vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy đinh đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. Thông thường, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người phát triển dần cùng với sự trưởng thành về tuổi tác của họ. Chính vì vậy, pháp luật của nhà nước đều lấy dấu hiệu về độ tuổi để phản ánh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Bên cạnh đó, sự quy định độ tuổi trách nhiệm pháp lí còn phản ánh chính sách pháp luật của một nhà nước cụ thể. Bởi lẽ, sự chênh lệch không lớn về độ tuổi không phản ánh rõ nét sự khác biêt trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người. Các nhà nước khác nhau có thể có sự quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí một cách khác nhau, điều đó thể hiện mức độ nhân đao trong pháp luật của các nhà nước.

Tham khảo thêm: Bộ luật tố tụng hành chính 2015

Trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù đã đạt đến độ tuổi luật định nhưng vì những lí do khác nhau dẫn đến bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nên cũng được coi là không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

Thứ tư, vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể.

Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phatn ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả hành vi đó. Như vậy, lỗi trong khoa hoc pháp lí không phải là bản thân hành vi mà là thái độ của chủ thể đối với hành vi của chính mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi trong khoa học pháp lí chỉ được đặt ra khi chủ thể có hành vi trái pháp luật.

Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyets định và thực hiên một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp chủ thể thể có hành vi trái pháp luật đều bị coi là có lỗi. Một hành vi trái pháp luật nhưng được thực hiện trong trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác hoặc trong trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí thì chủ thể không bị coi là có lỗi, do vây hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.

Tóm lại, các dấu hiệu trên là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật, một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nếu chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ.

3. Cấu thành của vi phạm pháp luật

>&gt Xem thêm: Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật ?

3.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi đó và những yếu tố như thời gian, địa điểm, cách thực, thủ đoạn, công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật.

– Hành vi trái pháp luật có thể thể hiện dưới dạng những hành động như dâm, chém người, trộm cắp tài sản,…

– Hậu quả của vi phạm pháp luật được biển hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các quan hệ xã hội bị xâm hại. Hậu quả của vi phạm pháp luật có thể là những thiệt hại cụ thể, có thể định lượng được như thiệt hại về tài sản, vật chất,… hoặc cũng có thể trừu tượng như tinh thần của con người,…Hậu quả của vi phạm là cơ sở quan trọng để dánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.

– Thời gian xảy ra vi phạm là thời điểm hoặc khoảng thời gian vi phạm pháp luật được thực hiện. Công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật được hiểu là cái mà chủ thể sử dụng được thực hiện hành vi vi phạm.

3.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ diễn biến tâm lí của chủ thể khi vi phạm pháp bao gồm lỗi, động cơ, mục đích.

– Lỗi phản ánh thái độ tâm lí bên trong của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi đó. Có hai loai lỗi cơ bản là cố ý và vô ý; lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.

Tìm hiểu thêm: Luật Dạy nghề năm 2006

+ Lỗi có ý trực tiếp có đặc trưng là chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.

>&gt Xem thêm: Cách thức phân loại vi phạm pháp luật hiện nay ?

+ Lỗi cố ý gián tiếp có đặc trưng là chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin có đặc trưng là chủ thể vi phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp nhận thấy trước hậu quả đó nhưng tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả có đặc trưng là chủ thể vi phạm đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không nhận thấy trược được hậu quả đó mặc dù cần phải thấy trước và có thể thấy trước điều đó.

– Động cơ vi phạm là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Mục đích vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

3.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật

Chủ thể của vi phạm pháp luật là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí đã có hành vi vi phạm pháp luật.

3.4. Khách thể của vi phạm pháp luật

>&gt Xem thêm: Quay và chụp lén người khác có vi phạm pháp luật không?

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.

4. Phân loại vi phạm pháp luật

>&gt Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà không công chứng có vi phạm pháp luật không?

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)

Tìm hiểu thêm: Luật bảo hiểm xã hội 2021

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !