Nội dung chính
1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018 như sau:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Xem thêm: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh
Định nghĩa này có một số điểm khác biệt so với định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004, theo đó:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gãy thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Sự sửa đổi này cho thấy nhà làm luật đã có sự điều chỉnh về định hướng áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, yếu tố đánh giá về tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh đã được đổi từ “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh’’’ theo Luật cạnh tranh năm 2004 thành “nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Sửa đổi này tạo căn cứ rõ ràng hơn để đánh giá hành vi cạnh tranh, do các văn bản pháp luật Việt Nam như Bộ luật dân sự hay Luật thương mại đã có quy định về nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc trung thực hay tập quán thương mại.
Tuy nhiên, có thể thấy các tiêu chí này vẫn còn rất “mở”, mang tính chất định tính mà không định lượng, do đó có thể gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật và đối với thực tiễn Việt Nam, vấn đề này càng phức tạp hơn, bởi một số lí do như sau:
– Do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn chung,cho một ngành kinh doanh.
– Bộ luật dân sự cũng chưa đưa ra những kiến giải rõ ràng thế nào là thiện chí hay trung thực ngoài quy định tại khoản 3 Điều 3 của Bộ luật. Đồng thời, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận án lệ một cách đầy đủ, các cơ quan tài phán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như nêu trên. Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tẳc, chuẩn mực , trong một ngành kinh doanh cụ thể.
>> Xem thêm: Phân tích bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam
Thứ hai, định nghĩa mới đặt trọng tâm vào xem xét tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh tới doanh nghiệp khác, bỏ qua việc xem tác động đến người tiêu dùng hay trật tự quản lí của nhà nước như định nghĩa của Luật cạnh tranh năm 2004.
Thứ ba, Luật cạnh tranh năm 2018 cũng đã thu hẹp danh sách các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể. Theo Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức (i) tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; hoặc (ii) tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức (i) đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; hoặc (ii) so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Như vậy, một số hành vi trước đây bị coi là cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, phân biệt đối xử của hiệp hội hay bán hàng đa cấp bất chính đã không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh năm 2018.
Đọc thêm: Trò chơi điện tử là gì
>> Xem thêm: Cạnh tranh là gì ? Bản chất của cạnh tranh là gì ? Vai trò, các loại hình cạnh tranh
2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Theo quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành, các hành vi cạnh tranh không lãnh mạnh bị cấm bao gồm:
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
>> Xem thêm: M&A là gì ? Những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
3. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn để điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày, thời hạn này được tính từ ngày ra quyết định điều tra. Riêng đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, có thể gia hạn thêm thời hạn điều tra nhưng không quá 45 ngày, và chỉ được gia hạn 1 lần duy nhất. Trước khi gia hạn, cơ quan điều tra phải thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan trong vòng 7 ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn điều tra. Điều này được quy định rõ tại khoản 3, khoản 4 Điều 81 Luật cạnh tranh 2018 như sau:
Điều 81. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh
…
3.Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.
4.Việc gia hạn điều tra phải được thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn điều tra.
4. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Quy trình xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 90 của Luật cạnh tranh hiện hành như sau:
Điều 90. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Tìm hiểu thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
2. Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh khi có đầy đủ căn cứ cho rằng hành vi của chủ thể nào đó đã đủ dấu hiệu cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
>> Xem thêm: Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay ?
Nếu sau khi nhân được hồ sơ vụ việc, Chủ tich Ủy ban cạnh tranh quốc gia nhận thấy vụ việc có dấu hiệu rõ ràng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng các chứng cứ thu nhập chưa đủ để xác định hành vi vi pham quy định của pháp luật về cạnh tranh thì yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh phải điều tra bổ sung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Trong trường hợp sau khi nhận được hồ sơ điều tra cuối cùng, Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia nhận thấy vụ việc không đủ yếu tố cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì ra quyết định đình chỉ giải quyết.
5. Đình chỉ giải quyết vụ viêc cạnh tranh không lành mạnh
Các trường hơp đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh được quy định tại Điều 92 của Luật cạnh tranh 2018 như sau:
Điều 92. Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh
1.Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau đây:
a) Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
b) Trường hợp thực hiện điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
2.Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
a.Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
b.Trường hợp thực hiện điều tra quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
3.Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và công bố công khai.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: Trích yếu văn bản là gì