logo-dich-vu-luattq

Thế nào là áp dụng pháp luật

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, xin các luật gia cho tôi hỏi, áp dụng pháp luật là gì? Hoạt động áp dụng pháp luật có đặc trưng gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc áp dụng pháp luật? Rất mong nhận được phản hồi từ công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Thuận Thành – Kiên Giang

Xem thêm: Thế nào là áp dụng pháp luật

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ở nước ta chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ ở địa phương khi họ yêu cầu, chỉ có Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội…

– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ cụ thể, ý chí của Nhà nước trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực trong thực tế.

– Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định này thể hiện ý chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

Ví dụ: Hoạt động xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất của Ủy ban nhân dân vừa là hình thức thực hiện pháp luật của Ủy ban nhân dân, vừa là hình thức Ủy ban nhân dân tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai quy định.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể

Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

Đọc thêm: điều 140 bộ luật hình sự 2015

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo, tư duy loogic trên cơ sở quy định pháp luật của người áp dụng.

3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì?

Có thể thấy, áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều bước khác nhau, bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá sự việc xảy ra trên thực tế, lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đến việc ra văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Trong đó, việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với trường hợp cần áp dụng là bước rất quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Một trong những yêu cầu của việc lựa chọn quy phạm pháp luật đó là: xác định quy phạm được lựa chọn là quy phạm đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

Theo đó, áp dụng pháp luật phải dựa trên những nguyên tắc như sau:

+ Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

+ Thứ hai, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

+ Thứ ba, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

+ Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực

+ Thứ năm, áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.

Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc được chính xác và ngược lại, nếu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì sẽ dẫn đến sai sót, làm ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều văn bản nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

4. Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

4.1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định. (Hiến pháp năm 2013 là một văn bản quy phạm pháp luật).

4.2. Văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Văn bản áp dụng pháp luật (còn được gọi là văn bản pháp lý cá biệt) là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. (Quyết định công nhận tốt nghiệp do Trường Đại học Luật Hà Nội cấp cho sinh viên A là một văn bản áp dụng pháp luật).

4.3. So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

* Điểm giống nhau

– Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.

– Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.

– Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

– Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.

Tham khảo thêm: Chủ thể của vi phạm pháp luật là

– Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

* Điểm khác nhau

Có thể phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật bằng các đặc điểm sau đây:

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

– Chỉ do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành.

– Chỉ do các cơ quan, Tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành.

– Nội dung của văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

– Nội dung của văn bản xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được thực hiện một lần trong thực tế đời sống.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo những mẫu đã quy định sẵn.

– Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật.

– Được dùng để cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

– Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật.

– Được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê – Sưu tầm & biên tập

Tham khảo thêm: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !