logo-dich-vu-luattq

Thanh lý hợp đồng là gì

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Xem thêm: Thanh lý hợp đồng là gì

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo như mô tả của bạn thì trong hợp đồng trên bên bạn (bên mua) đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, chúng tôi cho rằng trong trường hợp này bên mua muốn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán để tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp thì bên bạn nên thực hiện việc thanh lý hợp đồng.

4. Việc thanh lý hợp đồng được thực hiện như thế nào?

Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:

– Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2022

– Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.

Như vậy, để đảm bảo việc mô tả đúng tiến độ của hợp đồng cũng như tránh tranh chấp xảy ra về sau, công ty bạn nên thanh lý hợp đồng và nêu rõ nghĩa vụ thanh toán của bên công ty mình đã thực hiện xong cũng như những nghĩa vụ mà công ty bên kia chưa thực hiện.

5. Nghĩa vụ bảo hành được quy định như thế nào theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015?

Đọc thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nghĩa vụ bảo hành là một trong những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo hành như sau:

Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Như vậy, việc bảo hành phụ thuộc việc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định hay không. Trong trường hợp trên, việc bảo hành do các bên thỏa thuận với nhau và thời hạn bảo hành được tính từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật. trong thời gian bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều 448. Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành

1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng tín dụng là gì

Thời hạn bảo hành đối với vật mua bán do các bên thỏa thuận với nhau và nó chỉ chấm dứt nếu các bên có thỏa thuận hoặc hết thời hạn bảo hành. Việc thanh lý hợp đồng như đã nói ở trên không làm các bên chấm dứt hoặc mất đi các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng mua bán nói chung và nghĩa vụ bảo hành nói riêng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn của nghĩa vụ bảo hành. Trường hợp sau khi thanh lý hợp đồng mà thời hạn bảo hành chưa chấm dứt và có thiệt hại xảy ra thì các bên vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể tại Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 449. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Như vậy, nếu trong thời hạn bảo hành, nếu thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật mua bán gây ra thì bên bán phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo hành như sửa chữa, khắc phục hậu quả, giảm giá tiền,… và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua về những thiệt hại do vật gây ra, bên bán có thể được giảm mức bồi thường nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để hạn chế, ngăn chặn thiệt hại. Trường hợp thiệt hại do lỗi của bên mua thì bên bán không phải bồi thường. Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận với nhau hoặc theo nội dung hợp đồng, trường hợp nội dung hợp đồng không có hoặc không thỏa thuận được thì mức bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên mức độ thiệt hại trên thực tế.

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu và bàn giao mới nhất 2022 ? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Hỏi về Thanh lý Hợp đồng chưa kết thúc nghĩa vụ bảo hành ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Mẫu Hợp đồng giao khoán 2022 theo thông tư 133, 107, 200

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !