Để thành lập một công ty truyền thông thì cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và thủ tục nhất định. Sau đây là một số lưu ý về điều kiện thành lập doanh nghiệp lĩnh vực truyền thông và các trình tự cụ thể mà doanh nghiệp cần nắm bắt được khi thực hiện.
Một số lưu ý khi thành lập công ty truyền thông – Đừng bỏ qua
Khi mở một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền thông thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Xem thêm: Thành lập công ty truyền thông
1. Lưu ý điều kiện thành lập công ty truyền thông
Kinh doanh lĩnh vực truyền thông – tổ chức sự kiện là ngành nghề kinh doanh thông thường.
Khi tiến hành hành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền thông, doanh nghiệp chỉ cần lập đầy đủ các hồ sơ như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động; Các tài liệu liên quan khác kèm theo hồ sơ.
Những ngành nghề thuộc lĩnh vực truyền thông bạn có thể đăng ký kinh doanh:
Tham khảo thêm: Dịch vụ đăng ký kinh doanh
– Hoạt động truyền hình 6021;
– Quảng cáo 7310;
– Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230…
2. Lưu ý về chuẩn bị thông tin công ty trước khi thành lập
Chuẩn bị thông tin của công ty là chuẩn bị đầy đủ những vấn đề cần thiết nhất như:
- Tên riêng của doanh nghiệp truyền thông: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác. Tên phải đầy đủ cấu trúc, tức là có đủ cả loại hình công ty cộng với tên của công ty. (Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty).
- Loại hình của công ty: Mỗi công ty khi thành lập đều phải chọn loại hình hoạt động doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Doanh nghiệp hãy đánh giá tình hình hoạt động của công ty, cân nhắc về ưu, hạn chế từng hình thức khi chọn loại hình doanh nghiệp. (Tham khảo thêm: Các loại hình công ty).
- Vốn điều lệ: Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề truyền thông. ( Tham khảo chi tiết thêm: Vốn điều lệ là gì? ).
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác. Văn phòng có thể đi thuê hoặc tận dụng nhà riêng, dùng chung văn phòng với công ty khác. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty, do vậy, bạn có thể cân nhắc. (Tham khảo thêm để hiểu hơn: Cách đặt địa chỉ công ty ).
- Ngành nghề kinh doanh: Một trong những lưu ý khi thành lập công ty truyền thông quan trọng, đó là về ngành nghề kinh doanh. Vì trong lĩnh vực truyền thông có khá nhiều ngành nghề, nên doanh nghiệp hãy chọn mã ngành phù hợp nhất với khả năng kinh doanh của mình. Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề và mã ngành sau:
- Hoạt động hậu kỳ – Mã ngành 5912
- Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình – Mã ngành 5911
- Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc – Mã ngành 5920
- Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình – Mã ngành 5913
- Quảng cáo – Mã ngành 7310
- Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí – Mã ngành 9000
- Xuất bản phần mềm – Mã ngành 5820
- Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận – Mã ngành 7320
- Hoạt động nhiếp ảnh – Mã ngành 7420
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại – Mã ngành 8230
- Hoạt động chiếu phim – Mã ngành 5914
3. Lưu ý về chuẩn bị thủ tục, hồ sơ mở công ty truyền thông
Khi mở doanh nghiệp truyền thông, thì bạn cần lưu ý về việc chuẩn bị thủ tục và hồ sơ để thành lập công ty. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm những thủ tục sau:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp truyền thông.
- Văn bản điều lệ chi tiết của công ty.
- Thông tin kèm theo của danh sách các cổ đông hoặc thành viên cùng thành lập doanh nghiệp.
- Các loại giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu và thẻ căn cước công dân), kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là tổ chức mở công ty.
- Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật tiến hành nếu bạn không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ này lên Sở Kế hoạch và đầu tư.
Đọc thêm: Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
>>> Tham khảo thêm: Hồ sơ thành lập công ty
Ngoài ra, vì trong số các ngành nghề truyền thông, có một số ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh. Do vậy, nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những ngành nghề đó sẽ cần làm thủ tục công bố chất lượng hoặc thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh theo luật.
4. Lưu ý về những việc cần làm sau khi mở công ty truyền thông
Hoàn thành thủ tục sau khi mở doanh nghiệp là lưu ý thành lập công ty truyền thông mà bạn không được bỏ qua. Bởi thủ tục này cũng rất quan trọng. Thông thường sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:
- Tiến hành công bố thông tin của công ty truyền thông lên cổng thông tin quốc gia.
- Thực hiện phát hành hóa đơn, kê khai, đóng thuế môn bài.
- Treo biển hiệu công ty, đăng ký chữ ký số điện tử và mở tài khoản ngân hàng giao dịch.
- Khắc con dấu tròn của công ty và công khai mẫu dấu.
>>> Để được tư vấn chi tiết hơn về việc thành lập công ty truyền thông, bạn hãy liên hệ đến Nam Việt Luật và nhận hỗ trợ.
Trên đây là nội dung chia sẽ những lưu ý cần thiết về điều kiện thành lập công ty truyền thông cũng như trình tư các bước cần thực hiện trước và sau khi thành lập doanh nghiệp lĩnh vực này. Hy vọng nội dung đề cập sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ quy định cần thiết để thành lập công ty truyền thông thành công. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì liên quan, vui lòng liên hệ trực tiếp với Nam Việt Luật để nhận được tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty chứng khoán