Hàng năm, số lượng công ty được thành lập mới ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Số lượng thống kê gần nhất cho thấy trong tháng 4/2021 đã có tới 14.866 doanh nghiệp được thành lập. Đây là thống kê chính thống trên cổng thông tin quốc gia và đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong số những doanh nghiệp được thành lập mới thì có không ít các doanh nghiệp không hoạt động trên thực tế. Vậy thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh cụ thể thế nào ? Dưới đây sẽ là nội dung tư vấn chi tiết.
Nội dung chính
1. Thực trạng thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Luật Ba Đình với nhiều năm tư vấn thủ tục pháp lý doanh nghiệp. Thống kê thực tiễn cho chúng tôi thấy rằng, có rất nhiều công ty thành lập nhưng không hoạt động trên thực tế.
Xem thêm: Thành lập công ty nhưng không kinh doanh
Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có nghĩa là thế nào ? Điều này có nghĩa là một cá nhân hay tổ chức hoặc một số cá nhân, tổ chức cùng nhau thành lập một công ty. Sau khi làm xong thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty đó đã có tư cách pháp nhân. Công ty đã được cấp giấy ĐKDN và làm xong thủ tục khắc dấu pháp nhân. Công ty đó có thể cũng đã mở tài khoản ngân hàng. Đồng thời có thể đã làm thủ tục phát hành hóa đơn…
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, chủ sở hữu của công ty hoặc những người cùng góp vốn thành lập và điều hành công ty lại không xúc tiến việc kinh doanh của công ty.
Nói cụ thể hơn, công ty được thành lập không có bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh gì. Công ty cũng không có bất cứ hợp đồng, giao dịch nào đối với khách hàng và các đối tác. Chủ sở hữu hoặc những người đồng thành lập công ty không có ý định hoạt động, kinh doanh với tư cách pháp nhân của công ty để sinh lợi nhuận.
Thực trạng này là khá phổ biến hiện nay. Vậy thực tế này xuất phát từ nguyên nhân nào ? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong phần tiếp theo ngay phía dưới.
2. Nguyên nhân của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Việc thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan có, khách quan có.
2.1. Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh. Nguyên nhân này xuất phát từ chính chủ đích của những người thành lập nên công ty. Mục đích thành lập doanh nghiệp của họ không hướng tới việc kinh doanh. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp họ thành lập công ty chỉ để có tư cách pháp nhân để phục vụ một mục đích khác. Ví dụ: Thành lập doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng. Thành lập công ty để đấu thầu. Thành lập công ty để ký kết một hợp đồng thời vụ nào đó.
Một nguyên nhân khác phải kể tới đó là: Quyết định thành lập công ty không đúng thời điểm. Nhiều người quyết định “chấm dứt kỷ nguyên làm thuê” để “bắt đầu kỷ nguyên làm chủ” khi các điều kiện chưa thực sự chín muồi. Họ chưa có kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tài chính, kế toán. Họ chưa có nguồn khách hàng đủ lớn và ổn định. Họ chưa xây dựng và vẽ ra cho mình được những chiến lược và bước đi dài hạn. Họ thiếu vốn, thiếu các mối quan hệ cần thiết…
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Tuy nhiên, sự nôn nóng, đốt cháy giai đoạn trng khi còn có quá nhiều cái thiếu như vậy đã dẫn tới một hệ lụy. Công ty thành lập xong họ không biết phải làm gì tiếp theo, không biết phải phát triển kinh doanh thế nào để duy trì hoạt động. Điều đó dẫn tới hiện trạng doanh nghiệp thành lập nhưng lại không hoạt động trên thực tế.
2.2. Nguyên nhân khách quan của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đã nêu, một nguyên nhân được xem là khách quan đó chính là yếu tố thị trường. Thương trường là chiến trường. Sự cạch tranh giữa các doanh nghiệp chưa bao giờ hết khốc liệt. Quy luật kinh tế thị trường vận hành cung cầu. Nó sẽ tự khắc đào thải những doanh nghiệp yếu thế, sức đề kháng kém. Những doanh nghiệp này không đủ năng lực để theo đuổi cuộc chơi dài hạn khi các nguồn chi hàng năm cứ vượt quá các khoản lợi nhuận thu về. Không tìm được lời giải cho bài toán khó mang tên kinh doanh. Các doanh nghiệp quyết định không kinh doanh nữa. Và điều này làm tăng lên hiện trạng thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng công ty được thành lập nhưng không kinh doanh.
Đặt một tình huống không mấy vui vẻ đó là: Doanh nghiệp của bạn đang trong tình trạng đã thành lập nhưng không kinh doanh. Cần tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng hiện tại. Vậy giải pháp đưa ra là gì ?
Luật Ba Đình xin đưa ra một số giải pháp cần thực hiện. Đây là những giải pháp mang tính pháp lý, có thể trước mắt hoặc lâu dài để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Hi vọng các doanh nghiệp sẽ tìm được phương án và lời giải phù hợp.
3.1. Giải pháp trước mắt cho công ty thành lập nhưng không kinh doanh.
Nếu bạn xác định trong khoảng một hai năm tới, doanh nghiệp của bạn có thể vẫn không kinh doanh. Thủ tục mà doanh nghiệp cần làm đó là tạm ngừng kinh doanh.
Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lên sở KHĐT cấp tỉnh/thành phố. Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Xem chi tiết thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì doanh nghiệp sẽ nộp thông báo hoạt động trở lại lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
3.2. Giải pháp lâu dài.
Tìm hiểu thêm: đăng ký hộ kinh doanh cá thể 2018
Giải pháp tạm nghừng kinh doanh như đã trình bày ở trên chỉ mang tính giải pháp trước mắt. Bởi vì thời hạn tạm ngừng kinh doanh chỉ trong 12 tháng. Vậy giải pháp lâu dài đối với những trường hợp thành lập công ty nhưng không kinh doanh là gì.
Tìm hướng để công ty có thể kinh doanh lâu dài.
Trước hết, vẫn nên ưu tiên tìm hướng đi để giải quyết bài toán kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp của bạn có thể không kinh doanh trên thực tế nhưng về mặt pháp lý thì doanh nghiệp vẫn đang hoạt động. Vậy nên, nếu bạn vẫn muốn duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và kinh doanh với tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì cần làm gì ? Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao công ty lại không thể kinh doanh hiệu quả. Tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn về vốn, nhân sự, thị trường…để doanh nghiệp sẵn sàng kinh doanh trở lại khi tình hình khả quan hơn.
Giải thể doanh nghiệp khi thành lập công ty nhưng không còn nhu cầu kinh doanh.
Trường hợp thứ hai, bạn không có khả năng và cũng không còn muốn duy trì việc kinh doanh với tư cách công ty. Thủ tục cần làm là giải thể doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên, mặc dù công ty không kinh doanh trên thực tế nhưng về mặt pháp lý, công ty vẫn đang hoạt động. Công ty đang hoạt động thì vẫn chịu sự quản lý của cơ quan về đăng ký doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế.
Có một thực tế là rất nhiều người thành lập công ty nhưng không kinh doanh và họ cũng “bỏ trôi” công ty của mình luôn. “Bỏ trôi” ở đây là họ không thực hiện các nghĩa vụ về thuế, kế toán hàng quý, hàng năm, không nộp thuế, không nộp tờ khai thuế, không làm báo cáo tài chính, quyết toán thuế hàng năm.
Một lời khuyên Luật Ba Đình đưa ra cho các doanh nghiệp. Nếu không có ý định duy trì hoạt động của công ty thì nên làm thủ tục giải thể công ty từ sớm. Tránh tình trạng “bỏ trôi” công ty như đã nói ở trên. Nếu thành lập doanh nghiệp nhưng không kinh doanh, cũng không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, Công ty sẽ bị khóa mã số thuế. Lúc này, doanh nghiệp thực sự sẽ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng lan”. Nếu muốn khôi phục lại hoạt động hoặc giải thể, công ty sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ thuế còn nợ đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính.
4. Một số câu hỏi liên quan đến việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh.
Câu hỏi 1. Thành lập công ty nhưng không hoạt động kinh doanh cần làm gì ?
Trả lời: Cần làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu xác định không có ý định kinh doanh nữa thì cần làm thủ tục giải thể công ty.
Câu hỏi 2. Công ty không kinh doanh có cần kê khai và nộp thuế không ?
Trả lời. Công ty không kinh doanh nhưng vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT hàng quý, nộp BCTC hàng năm, Nộp tờ khai môn bài và nộp thuế môn bài hàng năm.
Câu hỏi 3. Công ty không phát sinh doanh thu từ kinh doanh có phải đóng thuế thu nhận doanh nghiệp không?
Trả lời: Công ty không phát sinh doanh thu từ kinh doanh nhưng nếu phát sinh doanh thu hợp pháp khác thuộc các khoản thu nhập chịu thuế TNDN thì công ty vẫn phải nộp thuế TNDN.
Tìm hiểu thêm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay