logo-dich-vu-luattq

Tài sản trước và trong thời kỳ hôn nhân được xử lý như thế nào ? Những vấn đề cần lưu ý để bảo vệ tài sản khi ly hôn ?

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, vợ bạn đã mất và có di sản để lại là quyền sử dụng đất, do bạn không đề cập tới việc vợ bạn có để lại di chúc hay không nên ở đây tạm coi là không có di chúc. Căn cứ điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Đọc thêm: Chia tài sản khi ly hôn

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Trường hợp này bạn là chồng nên thuộc hàng thừa kế thứ nhất và nếu bố mẹ vợ bạn không còn thì bạn đương nhiên được hưởng di sản do vợ bạn để lại là quyền sử dụng đất đó, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có đầy đủ các quyền lợi đối với quyền sử dụng đất đó.

Đối với khoản tiền phúng điếu mà chị vợ bạn đã lấy, căn cứ điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015:

Tìm hiểu thêm: Xem năm sinh là biết ngay vợ chồng lấy nhau hợp hay không

“Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.

Do vợ bạn đã mất cho nên năng lực pháp luật pháp luật dân sự đã chấm dứt, Khi không còn năng lực pháp luật dân sự nữa thì người đó không có các quyền về sở hữu, thừa kế hay các quyền về tài sản khác nữa, do đó số tiền phúng viếng này không thuộc quyền của vợ bạn (người đã chết và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự) và vì thế không thể xác lập quyền sở hữu số tiền đó cho vợ bạn, không có quyền đối với phần tiền này và không thể để lại thừa kế đối với phần tiền này. Mặt khác, xét về truyền thống văn hóa của Việt Nam, khoản tiền phúng viếng do họ hàng, bà con, bạn bè, láng giềng đóng góp để một phần nào đó chia sẻ khó khăn mất mát của gia đình người quá cố, nên việc xử lý khoản tiền phúng viếng như thế nào thì pháp luật không điều chỉnh bởi nó thuộc phạm trù điều chỉnh của các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán.

Đọc thêm: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !