Trên thực tế đã xảy nhiều trường hợp người dân sử dụng đất trồng lúa vào các mục đích sử dụng khác. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép là hành vi bị nghiêm cấm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Đất đai. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích và các mức xử phạt cụ thể để thực hiện quyền sử dụng đất đúng quy định.
Nội dung chính
Thế nào là hành vi sử dụng đất sai mục đích?
Sử dụng đất sai mục đích là hành vi sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Sử dụng đất sai mục đích
Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013.
Hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích cho phép bị xử lý như thế nào?
Đất trồng lúa thuộc loại đất nông nghiệp, Nhà nước có các chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013 sẽ bị xử lý như sau:
- khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta ;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Đọc thêm: 1m vuông đất bao nhiêu tiền 2020
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì sẽ bị thu hồi đất.
>>> Xem thêm: Đưa đất không đủ điều kiện vào kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện quyền sử dụng đất đúng quy định
Để hỗ trợ khách hàng thực hiện quyền sử dụng đất đúng quy định, luật sư sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn về mục đích sử dụng đất hợp pháp được pháp luật quy định cho loại đất thuộc quyền sử dụng của khách hàng;
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với từng loại đất nhằm giúp khách hàng thực hiện quyền sử dụng đất đúng quy định;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề khác liên quan đến mục đích, quá trình sử dụng đất.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư nhà đất
Chi phí thuê luật sư.
Công ty Luật Long Phan sẽ hỗ trợ tư vấn ban đầu cho khách hàng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu vụ việc cụ thể, công ty sẽ có đưa ra các mức phí sau:
- Phí cố định: Loại phí này sẽ được các bên thỏa thuận ngay từ đầu sau khi luật sư nghiên cứu hồ sơ, vụ việc cụ thể.
- Phí kết quả: Loại phí được thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
Trên thực tế, tùy vào vụ việc cụ thể, tính chất, độ khó của công việc mà công ty sẽ có mức phí thuê luật sư phù hợp nhằm mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về Mức xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép. Nếu quý khách có nội dung nào còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến Tư vấn luật đất đai, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Trân trọng cảm ơn!
Scores: 4.5 (48 votes)
Đọc thêm: Kế hoạch quản lý đất đai cấp xã