1. Luật sư tư vấn về các chế độ bảo hiểm khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động mong muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, người lao động thường không biết hoặc không nắm rõ các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng, thủ tục cần thực hiện của các chế độ này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ. Chúng tôi khuyên người lao động nên nắm rõ các quy định liên quan đến các vấn đề này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Xem thêm: Quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bắng các cách thức dưới đây để được luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể các vấn đề trên.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.
2. Tư vấn về điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp, chế độ bảo hiểm xã hội một lần của người lao động
Câu hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại một công ty 100% vốn nước ngoài – tôi đóng bảo hiểm được 10 năm – đã có sổ bảo hiểm. Vậy bây giờ tôi làm đơn xin nghỉ việc tại công ty và xin rút bảo hiểm một lần có được không? Khi rút bảo hiểm một lần như vậy thì tôi có được hưởng chế độ thất nghiệp hay không ? Sau khi nghỉ việc và rút bảo hiểm một lần, tôi đi làm lại tại một công ty khác thì có được đóng bảo hiểm mới không?
Trả lời. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.
-Thứ nhất là về rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Đọc thêm: Bảo hiểm hộ cận nghèo trái tuyến
Căn cứ quy định trên, thì bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm nên bạn sẽ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi bạn đã đủ tuổi nghỉ hưu. Hoặc bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp còn lại quy định tại điểm b, điểm c, điểm d trên thì bạn mới được rút bảo hiểm 1 lần. Thông tin bạn cung cấp không nói rõ nên chúng tôi chỉ đưa ra căn cứ để bạn đối chiếu xem bạn có thuộc 1 trong 4 trường hợp nêu trên hay không. Nếu bạn thuộc 1 trong 4 trường hợp trên thì bạn sẽ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
-Thứ hai là về hưởng chế độ thất nghiệp:
Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
Đọc thêm: Bảo hiểm y tế mua ở đâu
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Do bạn không cung cấp thông tin đầy đủ nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn về các điều kiện mà bạn hải đáp ứng để được hưởng chế độ thất nghiệp. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì bạn chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ cả 4 điều kiện nêu trên.
-Thứ ba là về việc bạn đi làm lại tại một công ty khác thì có được đóng bảo hiểm mới không:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có sổ bảo hiểm xã hội. Do đó, căn cứ vào khoản 1 phần II Công văn 3663/BHXH-THU có quy định như sau:
“II. Trình tự giải quyết hồ sơ liên quan đến gộp sổ BHXH tại các Phòng nghiệp vụ hoặc các Bộ phận (dưới đây gọi tắt là Bộ phận Thu, Cấp sổ thẻ, Chế độ BHXH, Kế hoạch tài chính:
Để hạn chế tối đa việc cấp số sổ trùng cho NLĐ tham gia BHXH, cán bộ xử lý nghiệp vụ phải căn cứ số chứng minh nhân dân (CMND) của NLĐ, rà soát các kho dữ liệu trong quá trình giải quyết hồ sơ.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ cấp sổ bảo hiểm xã hội mới:
Bộ phận Thu tiếp nhận hồ sơ tăng mới của đơn vị, căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ.
– Chỉ cấp số sổ mới nếu không phát hiện được NLĐ có bất kỳ số sổ nào.
– Trường hợp phát hiện NLĐ đã có 1 số sổ hợp lệ (không tính các số sổ tạm, số sổ không đủ 10 ký tự theo quy định …) thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó. Nếu phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì tạm thời lấy số sổ do BHXH Thành phố cấp sau cùng và kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV chuyển đơn vị.
– Trường hợp không phát hiện số sổ nào, nhưng trong phần khai báo tăng mới BHXH, đơn vị có ghi số sổ cũ (kể cả số sổ do tỉnh, thành phố khác cấp), thì dùng số sổ của đơn vị khai báo nhưng phải có sổ photo kèm theo.”
Như vậy, do bạn đã có sổ nên khi bạn nghỉ việc tại công ty cũ thì công ty cũ sẽ trả lại sổ bảo hiểm cho bạn. Sau này, bạn xin việc tại công ty mới thì bạn nộp sổ bảo hiểm đó cho công ty mới và công ty mới sẽ đóng bảo hiểm cho bạn theo số sổ đó chứ bạn sẽ không được cấp sổ mới.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần, hưởng chế độ thất nghiệp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.