logo-dich-vu-luattq

Quan hệ pháp luật hành chính

2. Nội dung của quan hệ thủ tục hành chính

2.1. Nội dung quan hệ pháp luật hành chính

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Trong quan hệ pháp luật hành chính quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, không giống như các quan hệ khác. Như trong quan hệ dân sự các bên chủ thể vừa mang quyền, vừa mang nghĩa vụ với nhau,

– Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ phục tùng, thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ.

Xem thêm: Quan hệ pháp luật hành chính

– Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.

– Bên tham gia quan hệ hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cho dù người vi phạm là chủ thế đặc biệt hay chủ thể thường thì khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính nếu vi phạm thì đều có nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.

Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn ly hôn

Tìm hiểu thêm: Luật đền bù trong tai nạn giao thông

2.2. Các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật thủ tục hành chính:

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính và sự kiện pháp lý Hành chính là điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ đó.Quy phạm pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm:

– Chủ thể của quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức.

– Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.

Đọc thêm: Luật bảo hiểm xã hội 2021

– Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lý của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

– Sự kiện pháp lý Hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Cũng như các sự kiện pháp lý khác, sự kiện pháp lí Hành chính chủ yếu được phân loại thành:

+ Sự kiện: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con người, mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

+ Hành vi: Là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính.

Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn ly hôn

Tìm hiểu thêm: Luật đền bù trong tai nạn giao thông

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !