logo-dich-vu-luattq

Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại? Hãy cùng Công ty Luật FBLAW đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây:

I. Nhượng quyền thương mại là gì?

1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại

nhượng quyền thương mại là gì
nhượng quyền thương mại là gì

Về nhượng quyền thương mại, Luật thương mại 2005 quy định:

Xem thêm: Nhượng quyền thương mại

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại

Dựa trên định nghĩa trên, nhượng quyền thương mại có các đặc điểm sau:

  • Chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài.

Trong thực tế, đa số các bên tham gia nhượng quyền thương mại là thương nhân. Có thể có hai hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

  • Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại.

Nội dung của nhượng quyền thương mại tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền thương mại và sự thảo thuận giữa các bên. Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, bí mật kinh doanh…. và quyền kinh doanh theo mô hình, phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền.

  • Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất.

Thống nhất về hành động của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền

Các thành viên trong hệ thống nhượng quyền thương mại phải thống nhất về mọi hành động nhằm duy trì hình ảnh đặc trưng và duy trì chất lượng đặc trưng của sản phẩm/dịch vụ.

Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền

Lợi ích của nhượng quyền và các bên nhận quyền có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc tiến hành hoạt động kinh doanh tốt hay xấu của bất kì một thành viên nào trong hệ thống nhượng quyền thương mại đều có thể làm tăng hay giảm uy tín của toàn bộ hệ thống, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của các thành viên còn lại.

>>> Xem thêm: Các hình thức nhượng quyền thương mại 2021

II. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại

quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại
quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại

2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền thương mại

Quyền của thương nhân nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể tại Điều 286 Luật thương mại 2005

Đọc thêm: Pháp nhân thương mại phạm tội

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

1. Nhận tiền nhượng quyền;

2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.”

Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền được quy định cụ thể tại Điều 287 Luật thương mại 2005

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”

2.2. Quyền và nghãi vụ của bên nhận quyền thương mại

2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyèn thương mại

Quyền của thương nhân nhận quyền thương mại được quy định tại Điều 288 Luật thương mại 2005

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.”

Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại được quy định tại Điều 289 Luật thương mại 2005

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.”

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật FBLAW về nhượng quyền thương mại là gì trong kinh doanh hiện nay. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan về nhượng quyền thương mại, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 0967 370 488
  • Email: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

Tham khảo thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tham khảo thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tham khảo thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tham khảo thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !