Luật sư tư vấn pháp luật lao động, BHXH trực tuyến, gọi: 1900.6162
Xem thêm: Nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần
Trả lời:
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp của bạn, tiền bảo hiểm xã hội (chưa bao gồm tiền trượt giá) BHXH tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì mức đóng BHXH của bạn như sau:
10/2011-12/2011 = 2800. 000 x 2 tháng = 5.600.000 đồng;
1/2012-12/2012 = 2900. 000 x 12 tháng = 34.800.000 đồng;
1/2013-12/2013 = 3. 525. 000 x 12 tháng = 42.300.000 đồng;
1/2014-12/1014 = 4. 125. 000 x 12 tháng = 49.500.000 đồng;
1/2015-12/2015 = 4. 635. 000 x 12 tháng = 55.620.000 đồng;
1/2016-12/2016 = 5. 285. 000 x 12 tháng = 63.420.000 đồng;
Tổng: 251.240.000 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 251.240.000 : 62 = 4.052.258 đồng
Mức hưởng:
Từ 10/2011 đến tháng 12/2013 đóng BHXH được 2 năm 2 tháng, 02 tháng sẽ được chuyển sang saunăm 2014, do vậy mức hưởng là 03 tháng mức bình quân tiền lương.
Từ 01/2014 đến 12/2016 là 3 năm cộng 02 tháng trước 2014 là 3,5 năm, mức hưởng 7 tháng mức bình quân tiền lương.
Tổng = 10 tháng x 4.025.258 = 40.252.580 đồng.
Như vậy mức hưởng BHXH 1 lần của bạn khoảng 40.252.580 đồng (chưa tính tiền trượt giá).
Bạn có thể tham khảo công thức tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành để áp dụng trong trường hợp của bạn theo công thức sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
=
1,5 tháng x tổng số năm trước 2014+ 02 tháng x tổng số năm từ năm 2014 trở đi
x
Đọc thêm: Trợ cấp bảo hiểm xã hội là gì
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mức bình quân tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm chia cho tổng số tháng tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành dưới đây:
Bảng 1:
Năm
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Mức điều chỉnh
4,56
3,87
3,66
3,54
3,29
3,15
3,20
3,21
3,09
3,00
2,78
Tham khảo thêm: Có hai sổ bảo hiểm xã hội
2,57
2,39
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Mức điều chỉnh
2,21
1,79
1,68
1,54
1,30
1,19
1,11
1,07
1,06
1,04
1,00
1,00
Vì vậy, dựa vào công thức trên bạn có thể tự tính được tổng số tiền BHXH một lần mình được hưởng.
Nơi nộp hồ sơ: Bạn nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi mà bạn đang cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú).
>> Tham khảo: Tính tiền bảo hiểm xã hội một lần và điều kiện hưởng BHXH một lần theo quy định hiện nay ?
Tham khảo thêm: Quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần