Kính nhờ quý Công ty tư vấn và giải đáp giúp tôi 1 câu hỏi sau: Theo tôi được biết thì ở cấp Trung ương, Chính phủ và Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể ở Trung ương được ban hành Nghị quyết Liên tịch trong phối hợp công tác,
tham gia quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, căn cứ vào đó để triển khai thực hiện ở các cấp theo ngành dọc. Vậy tôi xin hỏi: ở cấp Tỉnh, thành phố thì Ủy ban nhân dân tỉnh và một số đoàn thể có ban hành được Nghị quyết liên tịch về Quy chế phối hợp công tác giữa 02 cơ quan hay không?
Xem thêm: Nghị quyết liên tịch là gì
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:
” Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Tham khảo thêm: Bán phá giá là gì ? Khái niệm về bán phá giá ?
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tham khảo thêm: Nhà công vụ là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng nhà công vụ
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Như vậy, điều luật trên đã quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với từng cơ quan cụ thể, trong đó ban hành:
– Nghị quyết liên tịch gồm: nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Thông tư liên tịch gồm: thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ được ban hành Quyết định theo quy định trên mà không có thẩm quyền ban hành thôn tư liên tịch hay nghị quyết liên tịch.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169
Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia
Tìm hiểu thêm: PHÙ HIỆU Ô TÔ LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÙ HIỆU Ô TÔ?