logo-dich-vu-luattq

Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –

Xem thêm: Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng

Số: 09/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

Đọc thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng vào công trình xây dựng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

2. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.

3. Cấu kiện xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.

Chương II

PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 4. Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng

1. Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được lập làm căn cứ để quản lý, điều hành phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu; là căn cứ để xây dựng các nội dung liên quan đến phát triển vật liệu xây dựng trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; là căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và đề xuất phương án tích hợp nội dung quy hoạch vào quy hoạch tổng thể quốc gia.

2. Nội dung của chiến lược phát triển vật liệu xây dựng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức lập chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được bố trí từ ngân sách nhà nước.

Điều 5. Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

Tìm hiểu thêm: Nghị định 35 đất trồng lúa

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Điều 6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng

1. Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

b) Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

3. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

a) Đánh giá sự phù hợp về nguồn nguyên liệu sản xuất của dự án so với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tác động môi trường; quy mô đầu tư; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.

Chương III

SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 7. Sử dụng vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng

1. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng khi sử dụng trong công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).

2. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

3. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn khác.

Điều 8. Sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Chỉ sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất tấm lợp; khuyến khích sử dụng các loại sợi thay thế sợi amiăng trong sản xuất tấm lợp.

2. Môi trường trong khu vực sản xuất phải đảm bảo nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine không vượt quá 0,1 sợi/ml không khí tính trung bình 08 giờ và không vượt quá 0,5 sợi/ml không khí tính trung bình 01 giờ.

3. Có các phương án xử lý phế phẩm, bụi, nước thải từ quá trình sản xuất để sử dụng lại hoặc xử lý đảm bảo an toàn theo quy định.

4. Tuân thủ các yêu cầu khác về vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường theo quy định.

5. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế đầu tư mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng.

Điều 9. Quản lý việc xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Đối với các chủ cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất, luyện kim và các cơ sở công nghiệp khác:

a) Phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Có trách nhiệm phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng;

c) Trường hợp không đủ khả năng tự phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm vật liệu xây dựng.

2. Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu:

a) Hoạt động sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Đảm bảo việc sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Điều 10. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng

1. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Tìm hiểu thêm: Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP chính sách tinh giản biên chế

2. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

3. Các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về vật liệu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Luật và Nghị định; tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, chương trình, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khuyến khích hoặc hạn chế việc phát triển, sản xuất, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; ban hành quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật và hướng dẫn xuất khẩu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định pháp luật.

3. Có ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

4. Các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 13. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách cụ thể về phát triển vật liệu xây dựng theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền.

2. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Xây dựng theo quy định.

4. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

6. Các nhiệm vụ khác về quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải lấy lại ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này; các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng và Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

Đọc thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán nhà nước; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, CN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc

Đọc thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !