logo-dich-vu-luattq

Nam nữ sống chung như vợ chồng

Việt Nam là một nước giàu truyền thống, trải qua bao thăng trầm lịch sử. Gia đình luôn là nền tảng giữ vai trò cốt yếu trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Trong một gia đình, ngoài quan hệ giữa cha mẹ với các con, giữa anh chị em, giữa ông bà với cháu là những người có quan hệ huyết thống thì quan hệ giữa vợ và chồng cũng là mối quan hệ chủ đạo. Nếu như ở giai đoạn trước, quan hệ về hôn nhân giữa nam và nữ được xã hội thừa nhận sau khi trải qua nghi thức kết hôn theo phong tục tập quán thì ngày nay, nam nữ chỉ được công nhận là vợ chồng sau khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Mọi trường hợp nam nữ chung sống với nhau cho dù đã thực hiện các nghi thức kết hôn khác mà không đăng ký kết hôn thì đều không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện nay vẫn đang tồn tại tình trạng nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng vẫn chung sống với nhau như vợ chồng và có xu hướng ngày càng phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của bản thân các bên mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan khác. Vậy, trong trường hợp nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn như vậy sẽ có những hệ quả gì?

Xem thêm: Nam nữ sống chung như vợ chồng

1. Nam nữ không có đăng ký kết hôn nhưng vẫn chung sống với nhau như vợ chồng:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn chính là việc nam và nữ cùng xác lập với nhau về quan hệ vợ chồng thông qua việc cùng nhau thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ khi thực hiện xong thủ tục và có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì mối quan hệ hôn nhân này mới được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.

Những quyền và nghĩa vụ của hai bên mới có thể được xác lập và phát sinh. Do đó, những trường hợp mà nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà vẫn sống với nhau như vợ chồng mặc dù có đủ điều kiện để kết hôn sẽ được coi là chung sống như vợ chồng.

Nam và nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nam, nữ về chung sống với nhau mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng đã tổ chức lễ cưới theo phong tục với nhau.

– Việc đôi bên nam, nữ về chung sống với nhau mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng đã được gia đình các bên chấp nhận.

– Nam, nữ về sống chung cùng nhau xây dựng gia đình, cùng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và việc về chung sống đó có người khác hay tổ chức chứng kiến.

Thời điểm phát sinh một trong những sự kiện trên sẽ được xác định là thời điểm mà nam, nữ bắt đầu cho việc có chung sống như vợ chồng với nhau.

2. Hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

Như ở trên đã đề cập, những trường hợp có người nam và người nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận. Do đó, đương nhiên trong mối quan hệ này cũng sẽ không làm phát sinh những quyền cũng như các nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Cụ thể như:

Xem thêm: Hệ số là gì? Ý nghĩa của hệ số? Tìm hiểu hệ số trong Toán học?

– Những quyền và các nghĩa vụ về nhân thân giữa người vợ và người chồng. Ví dụ: Quyền bình đẳng, ngang nhau về mọi mặt của vợ và chồng trong gia đình; Nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, chung thủy với nhau, …

– Quyền đại diện giữa vợ và chồng. Ví dụ: Quyền được đại diện cho nhau trong các giao dịch khi kinh doanh hay một trong các bên bị mất, hạn chế về năng lực hành vi dân sự

3. Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

Có thể nói, trong mối quan hệ giữa nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không chỉ tồn tại quan hệ giữa hai bên mà còn phát sinh các mối quan hệ về con cái, tài sản. Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, những vấn đề liên quan đến việc nam nữ không đăng ký kết hôn mà vẫn chung sống với nhau như vợ chồng được giải quyết như sau:

Một, về quan hệ hôn nhân: Căn cứ theo Hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, có thể xác nhận, không phải trong mọi trường hợp các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng đều không được pháp luật công nhận, cụ thể như sau:

+ Đối với trường hợp nam và nữ mặc dù không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn nhưng lại sống chung với nhau như vợ chồng từ thời điểm trước ngày 3/1/1987 thì quan hệ của họ vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng ngay từ thời điểm họ chung sống với nhau. Do đó, nếu hai bên không chung sống với nhau nữa và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết theo quy định.

+ Nếu như nam và nữ có mối quan hệ sống chung với nhau bắt đầu từ thời điểm 3/1/1987 cho đến trước ngày 1/1/2001 thì theo quy định họ có thời gian 2 năm (từ 1/1/2001 đến 1/1/2003) để đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Nếu như sau thời gian này họ không thực hiện việc đăng ký kết hôn thì mối quan hệ của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận là quan hệ vợ chồng hợp pháp.

+ Riêng đối với những trường hợp quan hệ sống chung như vợ chồng của nam nữ bắt đầu từ thời điểm ngày 1/1/2001 đến nay mà không có đăng ký kết hôn thì đều không được pháp luật công nhận.

Hai, đối với các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong trường hợp này:

Xem thêm: Hệ số sử dụng đất là gì? Cách tính hệ số sử dụng đất mới nhất?

Theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, dù quan hệ hôn nhân của nam, nữ chung sống với nhau không được pháp luật thừa nhận thì quan hệ giữa họ với con cái cũng vẫn được pháp luật bảo vệ bởi con cái sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó đối với nam nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền cũng như trách nhiệm của họ đối với các con của mình. Họ vẫn có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,..

Ba, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng, tài sản của nam nữ chung sống với nhau không đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp trong quá trình chung sống với nhau, giữa nam và nữ hình thành những tài sản chung với nhau hay có những hợp đồng liên quan do cả hai bên cùng thực hiện thì về mặt nguyên tắc, pháp luật đều ưu tiên giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên (Theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên, nếu các bên không tự thỏa thuận được, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giai-quyet-moi-quan-he-quy-dinh-ve-song-chung-nhu-vo-chong-khong-dang-ky-ket-hon1

Đọc thêm: Cách viết đơn ly hôn đơn phương viết tay

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

NHƯ VẬY:

Từ các quy định trên, việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chia làm 3 trường hợp:

1. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987:

Xem thêm: Mã ngạch, hệ số lương và cách tính lương nhân viên văn thư lưu trữ

Trường hợp này vẫn được Pháp luật công nhận vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn . Nếu có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

2. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001:

Trường hợp này, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003, nếu có yêu cầu ly hôn trong thời hạn này mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

3. Nam nữ sống chung như vợ chồng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001:

Trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng và các yêu cầu về con và tài sản được Tòa án áp dụng theo quy định tại Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là một hiện tượng đã và đang tồn tại trong xã hội ta như một hiện tượng khách quan và có xu hướng ngày càng phổ biến. Điều này sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và những người có liên quan.

4. Sống chung như vợ chồng có vi phạm pháp luật không?

Tóm tắt câu hỏi:

Em với chồng em chưa đăng ký kết hôn qua năm tụi em mới làm vì gia đình chồng khó khăn nên tụi em đang tiết kiệm tiền sang năm cưới và đăng ký kết hôn có được không ạ? Hiện tại tụi em đang sống chung gia đình chồng có mấy người không ưa em, kiếm chuyện với em mỗi ngày để đuổi em ra khỏi nhà và chửi làm nhục em, lăng mạ nhân phẩm em có quyền kiện người đó đến chính quyền không ạ?

Xem thêm: Đăng ký kết hôn ở đâu? Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh?

Luật sư tư vấn:

Trường hợp của bạn và chồng bạn, nếu như cả hai người đáp ứng được điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp cấm kêt hôn quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà sống chung với nhau thì được coi là nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và không trái với pháp luật, tuy nhiên, giữa hai bạn không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, khi hai bạn thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Như bạn trình bày, có một số người không ưa bạn có hành vi chửi bới, kiếm chuyện nhằm sỉ nhục, lăng mạ, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của bạn. Những hành vi này tùy mức độ, tính chất mà có thể bị khởi tố hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Luật Hình sự 2015 tại Điều 155 có quy định tội làm nhục người khác như sau:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, bất cứ cá nhân tổ chức nào cũng không được xâm phẩm, hủy hoại danh dự, nhân phẩm của người khác, việc xúc phạm danh dự mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Xem thêm: Lương cơ bản, hệ số lương cơ bản cập nhật mới nhất năm 2022

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Tham khảo thêm: đơn phương ly hôn mất bao lâu

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu họ chấm dứt những hành vi sỉ nhục, lăng mạ, bôi nhọ danh dự bạn, nếu họ còn tiếp tục, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của những người đó gửi đến ủy ban xã, phường nơi cư trú hoặc cơ quan công an để đề nghị có biện pháp xử lý.

5. Sống chung không đăng ký kết hôn có phải làm thủ tục ly hôn không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi ở với vợ tôi không đăng kí kết hôn, đã chia tay nhau 5 năm. Nay khi hai người muốn lập gia đình riêng đến UBND xã làm thủ tục độc thân, UBND xã bắt phải làm thủ tục ly hôn. Xin hỏi trước đó chúng tôi không có làm đăng kí kết hôn, vậy thì làm thủ tục gì để chứng nhận độc thân và làm ở đâu?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014 về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

“1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Có thể thấy nếu hai bạn sống với nhau năm năm mà chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn thì sẽ chỉ là quan hệ sống chung với nhau như vợ chồng mà không phải là quan hệ hôn nhân. UBND xã hướng dẫn bạn làm thủ tục ly hôn rồi mới đồng ý cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là không phù hợp. Vì không có quan hệ hôn nhân nên không thể giải quyết theo thủ tục ly hôn, bạn có quyền yêu cầu ly hôn tới Tòa án, Tòa vẫn sẽ thụ lý đơn nhưng không giải quyết theo thủ tục ly hôn mà sẽ ra tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Về thủ tục và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì căn cứ quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân gia đình 2014 về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Như vậy, UBND cấp xã nơi bạn cư trú sẽ có thẩm quyền xem xét và cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và để xin cấp giấy này bạn phải nộp một tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu), trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ hợp lệ thì cơ quan hộ tịch sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho bạn.

6. Giải quyết việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi và vợ chung sống đã 10 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn. Nay tôi muốn ly hôn có được không? Và tài sản, con cái sẽ được giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Như vậy trường hợp sống chung mà không đăng ký kết hôn tức là chưa được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ với chồng; do đó trường hợp không muốn chung sống nữa thì cũng không phải làm thủ tục ly hôn. Còn tài sản được giải quyết được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và trách nhiệm cấp dưỡng cho con được giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đọc thêm: Luật sư hướng dẫn viết đơn ly hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !