Nội dung chính
- 1 Giấy ủy quyền là gì?
- 2 Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương
- 3 Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân
- 4 Mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp
- 5 Một số lưu ý khi viết Giấy ủy quyền
- 6 Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền có phải công chứng không?
- 7 Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền như thế nào?
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao.
Giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền. Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc).
Xem thêm: Mẫu văn bản giấy ủy quyền
Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được phép ủy quyền, gồm:
– Đăng ký kết hôn, ly hôn
– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
– Lập di chúc của mình
– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương
Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.
Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:
Tham khảo thêm: Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình
– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;
– Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).
Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13) nên người nhận ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp
Mẫu số 1: Ủy quyền giao nhận chứng từ
Mẫu số 2: Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Mẫu số 3: Ủy quyền đòi nợ
Mẫu số 4: Ủy quyền ký kết hợp đồng
Xem thêm: Khi nào công ty sử dụng Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?
Một số lưu ý khi viết Giấy ủy quyền
Tìm hiểu thêm: Mau hop dong lao dong khong xac dinh thoi gian
– Phải viết đầy đủ thông tin 02 bên: ủy quyền và nhận ủy quyền để làm căn cứ cho người được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền; – Bắt buộc ghi rõ thời gian thực hiện ủy quyền để tránh việc lạm dụng ủy quyền ở thời điểm khác; – Ghi rõ nội dung ủy quyền để người được ủy quyền không lạm dụng Giấy ủy quyền mà thực hiện công việc khác; – Nên thỏa thuận rõ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp; – Nếu có căn cứ ủy quyền thì nên trình bày chi tiết để làm căn cứ hợp lý cho việc ủy quyền…
Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền có phải công chứng không?
Hiện nay, Luật Công chứng 2014 không hề quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên, một số văn bản chuyên ngành lại yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn, ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Như vậy, hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng ủy quyền, có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp sau này, các bên có thể thỏa thuận công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền.
Trong trường hợp không bắt buộc công chứng, chứng thực và 02 bên không có điều kiện làm việc này thì có thể nhờ bên thứ 03 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng…
Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền như thế nào?
Không ít người đang bị lẫn lộn giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, bản chất của 02 loại này hoàn toàn khác nhau.
Nếu như giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể thì hợp đồng uy quyền được quy định rất rõ ràng tại Bộ luật Dân sự. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền lại có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Người được ủy quyền trong giấy ủy quyền không được ủy quyền lại. Tuy nhiên, đối với hợp đồng ủy quyền thì khác. Bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định…
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
>> Mẫu Giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân.
>> Cập nhật thủ tục làm giấy ủy quyền mới nhất
>> Vợ, chồng có được ủy quyền ly hôn không?
Đọc thêm: Mẫu giấy chứng tử mới nhất