Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH được sử dụng khi người lao động nghỉ nhiều ngày và đủ điều kiện để hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020 mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Xem thêm: Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh mới nhất
Thông tư số 56/2017/TT-BYT
Nội dung chính
Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020
Căn cứ vào Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại Điều 4, Quyết định số 166/QĐ-BHXH ban hành ngày 31/1/2019 các trường hợp cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH gồm:
- Trường hợp điều trị ngoại trú (Quy định tại Mục 2.1.2, Khoản 2, Điều 4)
- Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai điều trị ngoại trú (Quy định tại Điểm b, Mục 2.2.1, Khoản 2, Điều 4)
- Trường hợp lao động nữ sinh con khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định điều trị ngoại trú (Quy định tại Điểm đ2, Mục 2.2.2, Khoản 2, Điều 4).
Như vậy, để được hưởng chế độ BHXH trong một số trường hợp người lao động buộc phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Tuy nhiên, loại giấy này chỉ được cấp theo quy định của Bộ Y tế.
Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ gửi đến bạn mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh mới nhất 2020
Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh mới nhất 2020
Theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT, mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được quy định cụ thể như sau:
Liên số 1
……………………………. Mẫu Số:……………………..
Số:………………/KCB
Số seri: ………………
GIẤY CHỨNG NHẬNNGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)
I. Thông tin người bệnh
Họ và tên: …………………………………………………………… ngày sinh ……./…… /…….
Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………………………………………………………………………. ;
Giới tính: ………………………………………………………………………………………………………
Đơn vị làm việc: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị
…………………………………………………………………………………………………………………….
Số ngày nghỉ: ………………………………………………………………………………………………..
(Từ ngày ………………….………….đến hết ngày…………….…………………..)
III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi)
– Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………………..
– Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………………………………..
Tham khảo thêm: Thời hạn hợp đồng bảo hiểm là gì
Liên số 2
……………………………. Mẫu Số:……………………..
Số:………………/KCB
Số seri: ………………
GIẤY CHỨNG NHẬNNGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)
I. Thông tin người bệnh
Họ và tên: …………………………………………………………… ngày sinh ……./…… /…….
Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………………………………………………………………………. ;
Giới tính: ………………………………………………………………………………………………………
Đơn vị làm việc: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………….
II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị
…………………………………………………………………………………………………………………….
Số ngày nghỉ: ………………………………………………………………………………………………..
(Từ ngày ………………………….…..đến hết ngày………………………………..)
III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi)
– Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………………..
– Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………………………………..
Tải mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào là hợp lệ?
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được xem là hợp lệ khi thỏa mãn các quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cụ thể:
Thứ nhất: Về thẩm quyền cấp: phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề (bác sĩ, y sĩ) làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
Thứ hai: Phải thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Thứ ba: Nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải chính xác, trung thực với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hướng dẫn viết Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
I. MỤC ĐÍCH:
Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
II. CÁCH GHI:
Đọc thêm: Kinh nghiệm mua bảo hiểm thai sản
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).
Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.
1. Phần Thông tin người bệnh
a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
b) Dòng thứ hai:
Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số báo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
c) Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.
d) Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.
2. Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị
a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
– Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.
b) Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
– Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
– Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)” ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
3. Phần thông tin cha, mẹ
Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.
4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghị định về bảo vệ dân phố mới nhất
- Hướng dẫn cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ
- Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Lãi suất tái cấp vốn là gì
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020 mới nhất ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0967 370 488 .
Tham khảo thêm: Bảo hiểm thất nghiệp tối đa bao nhiêu tháng