logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn kháng cáo dân sự mới nhất

1. Người có quyền kháng cáo, rút đơn kháng cáo là ai?

Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những người có quyền kháng cáo, rút đơn kháng cáo gồm:

– Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo dân sự mới nhất

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

Bên cạnh đó, chỉ trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì mới được rút đơn kháng cáo. Việc này phải được lập thành văn bản và được ghi vào biên bản phiên tòa. Khi đó, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo

Ai có quyền viết Đơn kháng cáo? (Ảnh minh họa)

2. Các nội dung chính trong đơn kháng cáo

Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Theo đó, nội dung bắt buộc phải có trong đơn kháng cáo bao gồm:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

– Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

– Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo

Theo đó, người kháng cáo có thể là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự….

Nếu không thể tự mình làm đơn kháng cáo có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình. Lúc này, trong phần tên, địa chỉ, số điện thoại, cuối đơn, phải là thông tin và chữ ký của người đại diện kèm theo Văn bản ủy quyền.

Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp trừ khi được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.

3. Mẫu Đơn kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm

4. Hướng dẫn viết đơn kháng cáo

(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN;

Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào

Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo

Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó

Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền

Ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin kết nạp Đảng (Đơn xin vào Đảng) mới nhất năm 2022

(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú

Ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó

Ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H

(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo

Ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản;

Là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…;

Là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm….

(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó

Ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp

Ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có:

1) Bản sao Giấy xác nhận nợ

2) Bản sao Giấy đòi nợ…

(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó

Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Hướng dẫn viết Đơn kháng cáo (Ảnh minh họa)

5. Thời hạn kháng cáo trong bao lâu?

Thời hạn kháng cáo được quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án

Tuy nhiên, đối với các đối tượng khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Ngược lại, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện mà vắng mặt khi Tòa tuyên án không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Ngoài ra, đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết.

6. Thủ tục kháng cáo vụ án dân sự

Thẩm quyền tiếp nhận Đơn kháng cáo

Tìm hiểu thêm: đơn xin di dời cột điện

– Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

– Tòa án cấp phúc thẩm. Lúc này, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định.

Giấy tờ phải nộp khi kháng cáo gồm:

– Đơn kháng cáo (Theo mẫu)

– Giấy ủy quyền (nếu có)

– Các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trình tự thực hiện thủ tục kháng cáo:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu nêu trên

Bước 2: Nộp các hồ sơ, tài liệu nêu trên cho Tòa án

Bước 3: Tòa án cấp sơ thẩm sẽ kiểm tra tính hợp lệ của Đơn kháng cáo.

– Khi đơn kháng cáo chưa đúng, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ yêu cầu người làm đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung hoặc làm lại

– Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo khi:

+ Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;

+ Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án

+ Từ bỏ việc kháng cáo khi người kháng cáo không nộp tiền án phí trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận thông báo nộp án phí phúc thẩm của Tòa án

– Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng

Bước 4: Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho:

– Người kháng cáo về tiền tạm ứng án phí phúc thẩm

– Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan bằng văn bản kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo

Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi tất cả hồ sơ, giấy tờ liên quan đến vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm

Bước 6: Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra một trong các quyết định sau đây:

– Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

– Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

– Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Trên đây là toàn bộ thông tin kèm Mẫu và hướng dẫn chi tiết nhất cách viết Đơn kháng cáo. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Bản cam kết bảo lãnh dân sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !